a) Bản chất
Đây là trường hợp đầu tư I giảm khi G tăng, tức là chính phủ tăng chi tiêu sẽ làm đầu tư của khu vực tư nhân giảm.
Khi muốn tăng chi tiêu, chính phủ phải vay dân hay tăng thuế (i) Tăng lãi suất thực,
(ii) Giảm năng lực cho vay của nền kinh tế
(iii) Chính phủ đầu tư vào các lĩnh vực lẽ ra nên để khu vực tư nhân làm Cả ba hiện tượng này đều làm giảm đầu tư của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lý thuyết Tân Keynes cho rằng khi nền kinh tế hiện đại hoạt động dưới tiềm năng, tăng chi tiêu chính phủ có thể làm tăng tổng cầu, tạo thêm việc làm làm tăng thu nhập, do đó sẽ kích thích chi tiêu tư nhân tăng lên. Ngoài ra, tăng chi tiêu chính phủ còn có tác dụng làm giảm lãi suất Tăng đầu tư của khu vực tư nhân
Mô hình IS - LM cho thấy khi chính phủ tăng chi tiêu một lượng bằng ΔG, đường IS1 sẽ dịch chuyển tới IS2. Sự dịch chuyển này làm cho sản lượng tăng từ Y1 lên Y2 nếu lãi suất không tăng.
Nhưng do lãi suất tăng từ r1 lên r2 nên sản lượng chỉ tăng tới Y3. Mức tăng thấp hơn này do đầu tư của tư nhân giảm vì lãi suất tăng.
107
b) Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu ứng lấn át
(i) Độ dốc của đường LM
- LM càng dốc thì hiệu ứng lấn át càng lớn Chính sách tài khóa càng ít hiệu quả. nếu đường LM thẳng đứng, sẽ có sự lấn át hoàn toàn (mức giảm chi tiêu của khu vực tư nhân đúng bằng mức tăng chi tiêu của chính phủ)
- LM càng nằm ngang thì hiệu ứng lấn át càng nhỏ Chính sách tài khóa có hiệu quả càng lớn. Nếu đường LM nằm ngang (lãi suất không tăng), sẽ không có sự lấn át hay quy mô lấn át bằng 0.
(ii) Độ nhạy của đầu tư với lãi suất
Để đơn giản, chúng ta dùng hàm tuyến tính I = a - b.r
- Đầu tư I càng nhạy cảm với lãi suất r (b lớn) thì hiệu ứng lấn át càng lớn Chính sách tài khóa càng ít hiệu quả.
- Đầu tư I càng ít nhạy cảm với lãi suất r (b nhỏ) thì hiệu ứng lấn át càng nhỏ Chính sách tài khóa có hiệu quả càng lớn.