Chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách chính phủ

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 50 - 54)

3.2.3.1. Chính sách tài khóa và Cán cân ngân sách

Cán cân ngân sách chính phủ thường được coi là một chỉ báo về chính sách tài khóa.Nó được tính bằng chênh lệch giữa tổng thu nhập mà chính phủ nhận được trừ đi tấtcả các khoản mục chi tiêu mà chính phủ thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Mộtcách tương đương, nó được tính bằng thuế ròng trừ đi chi tiêu hính phủ mua hàng hóa và dịch vụ.

44 BB = t.Y – G

trong đó: BB là cán cân ngân sách ; Tx là tổng nguồn thu từ thuế ; Tr là chuyển giao thu nhập;

G là chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ; T là thuế ròng.

Khi thu nhập lớn hơn chi tiêu, chính phủ có thặng dư ngân sách. Khi chi tiêu chính phủ lớn hơn thu nhập điều mà thường diễn ra đối với hầu hết các quốc gia trong lịch sử cận đại, thì chính phủ có thâm hụt ngân sách. Khi thu nhập và chi tiêu chính phủ đúng bằng nhau, chính phủ có ngân sách cân bằng.

Một thước đo tốt hơn về chính sách tài khóa so với cán cân ngân sách thực tế là tính toán ngân sách ở mức toàn dụng nhân công, hay còn được gọi là ngân sách cơ cấu và ký hiệu là BB*. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở ước tính về mức chi tiêu và thu thuế với giả thiết nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. Kết quả thu được chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn chính sách tài khóa mà không bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế trong ngắn hạn. BB* = t.Y* - G

Chênh lệch giữa cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu: BB – BB* = (t.Y – G) –( t.Y* - G) = t.(Y – Y*)

 Cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu chỉ khác nhau ở khoản thuế ròng. Cụ thể, nếu sản lượng ở dưới mức tiềm năng, thì thâm hụt ngân sách thực tế sẽ lớn hơn thâm hụt ngân sách cơ cấu. Ngược lại, nếu sản lượng cao hơn mức tiềm năng, thì thặng dư ngân sách thực tế sẽ lớn hơn thặng dư ngân sách cơ cấu.

 Chênh lệch giữa cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu phản ánh sự biến động của sản lượng trong ngắn hạn xung quanh mức tiềm năng và thường được gọi là cán cân ngân sách chu kỳ. Những biến động kinh tế ngắn hạn hay chu kỳ kinh doanh tác động đến cả thu nhập và chi tiêu của chính phủ. Khi nền kinh tế rơi vào một cuộc suy thoái, ngân sách sẽ tự động xấu đi do nguồn thu từ thuế giảm trong khi một số khoản mục chuyển giao thu nhập lại tăng. Ngược lại, trong thời kỳ bùng nổ ngân sách tự động được cải thiện.

3.2.3.2 Tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ

Nhìn chung, có bốn cách để tài trợ cho thâm hụt mà chính phủ có thể lựa chọn sử dụng: (i) vay tiền từ NHTƯ, hay “tiền tệ hoá thâm hụt;

(ii) vay tiền từ hệ thống NHTM; (iii) vay tiền từ khu vực phi ngân hàng trong nước; và (iv) vay tiền từ nước ngoài, hay giảm dự trữ quốc tế. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua từng cách tài trợ.

 Vay tiền từ NHTƯ (hay tiền tệ hoá thâm hụt). Việc chính phủ vay tiền từ NHTƯ tương đương với việc tạo thêm cơ sở tiền. Việc tạo tiền này với một tốc độ nhanh hơn nhu cầu về tiền tại mức giá hiện hành sẽ tạo ra lượng tiền dư thừa trong lưu thông và cuối

45

cùng sẽ đẩy lạm phát tăng lên. Ở nhiều nền kinh tế chuyển đổi, một bộ phận lớn thâm hụt chính phủ được tài trợ bằng cách phát hành tiền và điều này được coi là nguyên nhân chính gây ra lạm phát.

 Vay từ các NHTM. Không giống như trường hợp đi vay từ NHTƯ, việc vay tiền từ các NHTM sẽ làm giảm chi tiêu tư nhân chủ yếu thông qua sức ép làm tăng lãi suất.

 Vay ngoài ngân hàng. Một cách tài trợ thâm hụt không dẫn đến tăng lượng tiền trong lưu hành là chính phủ phát hành nợ đối với công chúng trong nước. Việc vay mượn ngoài ngân hàng cho phép chính phủ có thể duy trì thâm hụt mà không cần tăng cơ sở tiền hay giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này thường được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, việc đi vay ngoài hệ thống ngân hàng cũng chứa đựng những rủi ro nếu sử dụng chúng quá thường xuyên.

Thứ nhất, việc tài trợ cho thâm hụt bằng nợ, trong khi không gây ra lạm phát trước mắt thì nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ so với GDP liên tục tăng. Thứ hai, giống như vay ngân hàng, vay từ công chúng trực tiếp làm giảm khả năng của khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước.

Ở những nước trải qua lạm phát cao, giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn. Chính phủ thường bị cám dỗ ép buộc (gián tiếp hoặc trực tiếp) các ngân hàng và dân cư giữ những trái phiếu này.

Tuy nhiên, những hành động này có thể làm mất lòng tin vào chính phủ trong nhiều năm và càng làm cho việc huy động vốn qua kênh này trở nên khó khăn hơn.

 Vay nước ngoài. Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt từ nguồn vốn nước ngoài thông qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài hoặc giảm dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, khả năng sử dụng dự trữ quốc tế để tài trợ cho thâm hụt hết sức hạn chế. Nếu khu vực tư nhân cho rằng nguồn dự trữ quốc tế của quốc gia hết sức mỏng manh, thì sự mất lòng tin vào khả năng mà chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối có thể dẫn đến một dòng vốn ồ ạt chảy ra thế giới bên ngoài, làm cho đồng nội tệ giảm giá mạnh và làm tăng sức ép lạm phát. Cuộc khủng hoảng nợ của Thế giới thứ ba trong những năm 1980 bắt nguồn từ sự cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Mêhicô vào tháng 8 năm 1982 mà hệ lụy là sự mất kiểm soát tài chính phản ánh qua thâm hụt ngân sách với qui mô lớn và kéo dài vào đầu những năm 1980.

Tài trợ cho thâm hụt bằng khoản vay nước ngoài và giảm dự trữ quốc tế ban đầu có xu hướng làm tăng TGHĐ, làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước. Đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển (và một số nền kinh tế chuyển đổi), việc vay nợ quá nhiều trong quá khứ và mất lòng tin vào khả năng trả nợ đã làm hạn chế đáng kể nguồn tài trợ này trong hiện tại.

Như vậy, mỗi cách tài trợ đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định: vay trong nước quá nhiều sẽ gây lấn át đầu tư của khu vực tư nhân; vay nước ngoài quá nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn; và phát hành quá nhiều tiền sẽ gây ra lạm phát. Vì lý do đó, nhiều chính trị gia đề nghị chính phủ phải tuân thủ qui tắc cân bằng ngân sách. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đã chống lại quan điểm cực đoan này. Họ cho rằng việc thực hiện nghiêm ngặt qui

46

tắc này sẽ loại bỏ các cơ chế tự ổn định vốn có trong hệ thống thuế và chi tiêu của chính phủ. Kết quả là nền kinh tế sẽ càng bất ổn hơn. Ví dụ, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, nguồn thu từ thuế sẽ tự động giảm, trong khi nhiều khoản mục chi tiêu chính phủ sẽ tự động tăng và gây ra thâm hụt ngân sách chu kỳ. Nếu buộc phải thực hiện cân bằng ngân sách, thì chính phủ sẽ phải tìm cách tăng thuế và giảm chi tiêu, mà các biện pháp này sẽ làm giảm tổng cầu và đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái.

3.2.3.3 Hiệu ứng số nhân

Một đồng chi tiêu của chính phủ có khả năng làm tăng sản lượng nhiều hơn một đồng Trường hợp 1 về chính sách tài khóa mở rộng: Giả sử G tăng  tổng cầu tăng  thu nhập tăng  tiêu dùng tăng …..

Chi tiêu chính phủ tăng: ∆G Thay đổi trong tiêu dùng ở bước 1: MPC. ∆G Thay đổi trong tiêu dùng ở bước 2: MPC2.∆G Thay đổi trong tiêu dùng ở bước 3: MPC3.∆G Sự gia tăng cuối cùng =

∆Y = (1+MPC+MPC2+MPC3…).∆G Số nhân chi tiêu

MPC G Y m      1 1

Hiệu ứng số nhân khi chính phủ tăng chi tiêu được thể hiện trên đồ thị như sau:

Hình 3.6 Hiệu ứng số nhân

Trường hợp 2 về chính sách tài khóa mở rộng: Giả sử T giảm  thu nhập khả dụng (thu nhập sau thuế) tăng  tiêu dùng (C) tăng

450 Chi tiêu kế hoạch AD O AD1= C + I + G1 Y Y=AD Y2 Y1 AD2= C + I + G2 ∆G

47 Số nhân thuế

= = − 1 −

Mức độ ảnh hưởng của thuế đến tổng cầu còn phụ thuộc vào nhận thức của mọi người về sự thay đổi thuế

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)