Với nguyên tắc hạch toán kép cho mỗi giao dịch kinh tế, cán cân thanh toanh gồm 3 tài khoản là tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản điều chỉnh chính thức, sẽ luôn bằng không. Nó hàm ý tổng ngoại tệ chảy vào một quốc gia luôn bằng tổng ngoại tệ đi ra khỏi một quốc gia. Vậy tại sao các báo cáo kinh tế vẫn thường xuyên nhắc tới tình trạng thâm hụt/thặng dư cán cân thanh toán? Khái niệm này hàm ý điều gì?
Để xác định cán cân thanh toán thâm hụt/thặng dư, các nhà kinh tế cho rằng cần phải phân biệt được đâu là giao dịch mang tính chủ động tự nguyện và đâu là những giao dịch mang tính chất điều chỉnh, bù đắp cho những chênh lệch về thu chi ngoại tệ do các giao dịch mang tính chất chủ động tạo ra, tức là xét đến động cơ của giao dịch. Do đó, 3 quan điểm về thâm hụt và thặng dư BOP được đưa ra như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng để đánh giá tình trạng thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán, chúng ta sẽ nhìn vào cán cân tổng thể tức là tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn và cũng chính là tài khoản tài trợ chính thức. Cán cân tổng thể cho ta biết hiện trạng về giao dịch ngoại hối của khu vực kinh tế ngoại trừ NHTƯ. Nếu cán cân tổng thể âm nó hàm ý khu vực ngoài NHTƯ đang bị thiếu hụt ngoại tệ. Khi đó NHTU phải dùng dự trữ ngoại tệ của mình để bù đắp vào phần thiếu hụt đó. Ngược lại, khi cán cân tổng thể dương thì cán cân thanh toán thặng dư.
33
Tuy nhiên, quan điểm này không phù hợp với những quốc gia theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi tức là NHTƯ hoàn toàn không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Khi đó, tài khoản điều chỉnh chính thức sẽ không thay đổi trong suốt thời gian NHTƯ cam kết theo đuổi cơ chế tỷ giá này. Quan điểm này thường phù hợp với các quốc gia theo đuổi cơ chế tỷ giá cố định hoặc có sự can thiệp khá mạnh của NHTƯ. Khi đó, những dao động về dự trữ ngoại tệ hoặc tài khoản điều chỉnh chính thức sẽ phản ánh tương đối chính xác mức độ căng thẳng về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và do vậy có thể dùng nó để kết luận cán cân thanh toán thặng dư hay thâm hụt.
Quan điểm thứ hai cho rằng cán cân thanh toán sẽ bằng tài khoản vãng lai coongjv ới các giao dịch tài khoản vốn trung và dài hạn hay bằng cán cân tổng thể trừ đi các giao dịch vốn ngắn hạn. Theo đó,
Nếu tài khoản vãng lai + giao dịch tài khoản vốn trung và dài hạn có giá trị âm thì cán cân thanh toán là thâm hụt và ngược lại.
Theo quan điểm này, các giao dịch trên tài khoản vãng lại và tài khoản vốn trung và dài hạn là các giao dịch chủ động, tức là căn cứ vào nhu cầu và lợi ích thực sự của các chủ thể tham gia. Ngược lại, các giao dịch vốn ngắn hạn thực chất chỉ mang tính chất điều chỉnh, bù đắp cho những thiếu hụt hoặc thặng dư của tài khoản vang lai và các giao dịch vốn trung và dài hạn.
Quan điểm 3:
Cán cân thương mại và tài khoản vãng lai âm thâm hụt BOP Cán cân thương mại và tài khoản vãng lai dương thặng dư BOP
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Ngọc (2011), “Bài giảng Nguyên lý kinh tế vĩ mô”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Bài 10 và Bài 11.
Tập bài giảng Kinh tế vĩ mô, Tập thể giảng viên Bộ môn Kinh tế học, Khoa Kinh tế-Quản lý biên soạn (lưu hành nội bộ), Chương 2
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân biệt ý nghĩa của TGHĐ danh nghĩa và thực tế.
2. Sự thay đổi của TGHĐ danh nghĩa tác động như thế nào đến cán cân thương mại của một quốc gia?
3. Trình bày ngắn gọn các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế.
4. Sự khác nhau giữa các quan điểm về thâm hụt/thặng dư cán cân thanh toán quốc tế là gì?
BÀI TẬP Bài 1
Các giao dịch sau đây ảnh hưởng thế nào tới xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng và tăng trưởng GDP của Việt Nam
34
b. Sinh viên ở Paris đổ xô đi xem bộ phim Việt Nam "Đời Cát". c. Bạn mua một chiếc Volvo mới
d. Hiệu sách sinh viên trường đại học Oxford bán cuốn sách của giáo sư Việt Nam in tại Việt Nam
e. Một du khách Trung Quốc sang mua hàng hóa Việt Nam để tránh thuế doanh thu ở Trung Quốc.
Bài 2
Trong phạm vi mô hình 2 nước A và B hãy xác định ảnh hưởng của các yếu tố sau đây đối với TGHĐ của nước A:
a. Người dân nước B muốn mua nhiều tài sản của nước A hơn. b. Nhu cầu của người dân nước B về hàng hóa của nước A nhiều hơn. c. Nhu cầu của người dân nước A về hàng hóa của nước B tăng. d. Người dân nước B đi du lịch sang nước A nhiều hơn.
e. Nhu cầu của người dân nước A về cổ phiếu của các công ty tại nước B giảm. f. Lãi suất của nước B tăng.
Bài 3
Nhóm người nào sau đây sẽ vui hay buồn nếu đồng đô la Mỹ lên giá? Hãy giải thích a. Các quỹ hưu trí Hà Lan nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ
b. Các ngành công nghiệp chế tạo Mỹ c. Các nhà du lịch Úc đang dự định đến Mỹ d. Một hãng của Mỹ định mua tài sản nước ngoài Bài 4
Một nước có thặng dư tài khoản vãng lai là 6 tỷ USD nhưng tài khoản vốn lại bị thâm hụt 4 tỷ USD.
1. Cán cân thanh toán của nước đó thâm hụt hay thặng dư? 2. Dự trữ ngoại tệ của nước này tăng hay giảm?
3. NHTU đang mua hay bán đồng nội tệ? Giải thích.
4. Nếu NHTƯ không can thiệp vào thị trường ngoại hối (không mua vào hay bán ra nội tệ) thì sao? Tại sao?
35
Chương III
SỐ NHÂN CHI TIÊU VÀ LÝ THUYẾT CỦA KEYNES
(6 tiết lý thuyết, 3 tiết bài tập + thảo luận)
GIỚI THIỆU
Chương này sẽ nghiên cứu cách thức tổng cầu quyết định sản lượng theo cách tiếp cận của trường phái Keynes.Một trong những quan tâm của nhiều nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế đó là hiệu quả của chính sách tài khóa này như thế nào? Liều lượng can thiệp vào nền kinh tế có đủ không và nên kích thích vào khu vực nào? Ngành nào? Nếu chính phủ tăng chi tiêu 1 đồng hay giảm thuế 1 đồng thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ thay đổi bao nhiêu? Và thách thức trong việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng là gì? Để trả lời được câu hỏi này đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt được mô hình giao điểm Keynes hay còn gọi là cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu. Qua mô hình này chúng ta sẽ tính được hiệu ứng khuếch đại trong 1 đồng tăng chi tiêu của chính phủ hay 1 đồng giảm thuế. Theo mô hình giao điểm Keynes thì khi chính phủ tăng chi tiêu 1 đồng hoặc giảm thuế 1 đồng thì sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng gấp m lần. Hiệu quả của chính sách tài khóa lớn hay nhỏ một phần phụ thuộc vào độ lớn của số nhân chi tiền. Bên cạnh, những tác động tích cực của chính sách tài khóa mở rộng, thì chính phủ cũng sẽ đối mặt với nguy cơ cán cân ngân sách của chính phủ bị thâm hụt nhiều hơn, nợ công gia tăng.
Chương này sẽ nghiên cứu hai nội dung chính sau:
Thứ nhất, chương này sẽ nghiên cứu về các thành phần chi tiêu hay tổng cầu của nền kinh tế
Thứ hai, nội dung chính của chương tập trung nghiên cứu mô hình giao điểm Keynes để giải thích tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế