Chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 129 - 147)

123

Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế). Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ tăng làm tăng chi tiêu hàng hóa trong nước  Y tăng  đường IS dịch chuyển sang phải trong khi đường LM đứng yên, dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về đồng nội tệ lớn).

Trong dài hạn, sự gia tăng của TGHĐ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu, tức là làm giảm xuất khẩu ròng. Đây chính là nguyên nhân làm mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa và dịch vụ, làm cho Y giảm xuống. Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng tăng Y ban đầu của chính sách tài khóa.

Trong đồ thị…, đường IS thoạt tiên dịch chuyển từ IS0 sang IS1, nhưng về dài hạn sẽ dịch chuyển theo chiều ngược lại từ IS1 về IS0. Quá trình này vừa giảm Y, vừa đưa lãi suất trong nước về mức lãi suất thế giới

Cơ chế: Tăng tỷ lệ thâm hụt ngân sách (tăng chi tiêu hoặc giảm thuế)  tăng Y  tăng r :

 giảm I giảm Y (kinh tế đóng)

 tăng e  giảm NX  giảm Y (kinh tế mở)

Do vậy tính chung trong ngắn hạn, dưới chế độ TGHĐ thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tài khóa hoàn toàn không có hiệu lực trong việc điều tiết tổng cầu và tạo ra tăng trưởng cho nền kinh tế.

Hinh 6.4 Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình Mundell-Flemming

b) Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và e

Đồ thị mô tả khi chính phủ thực hiện CSTC mở rộng (tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế).

124

Hình 6.5: Tác động của chính sách tài khóa mở rộng

Lập luận trong trường hợp này giống hệt như trong trường hợp sử dụng hệ trục Y-r. Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế). Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ tăng làm tăng chi tiêu hàng hóa trong nước  Y tăng  đường IS dịch chuyển sang phải trong khi đường LM đứng yên, dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về đồng nội tệ lớn).

Trong dài hạn, sự gia tăng của TGHĐ làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu, tức là làm giảm xuất khẩu ròng. Đây chính là nguyên nhân làm mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa và dịch vụ, làm cho Y giảm xuống. Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng tăng Y ban đầu của chính sách tài khóa và đưa lãi suất trong nước về mức lãi suất thế giới.

c) So sánh hiệu quả của CSTC với trường hợp nền kinh tế đóng

Như vậy hiệu quả của CSTC mở rộng ở đây khác với CSTC trong trường hợp nền KT đóng đã nghiên cứu trong bài trước.

Trong nền KT đóng: CSTC mở rộng làm tăng thu nhập  Nền KT mở: CSTC mở

rộng không làm tăng thu nhập.

Tại sao hiệu quả của CSTC mở rộng khác nhau ?

Vì trong nền KT mở, CSTC mở rộng làm giảm tiết kiệm trong nước  Giảm đầu tư nước ngoài ròng  Tăng tỷ giá  Giảm xuất khẩu ròng  Thu hẹp tổng cầu  Giảm sản xuất và thu nhập.

Sử dụng phương trình M/P = L(r, Y) ; M/P cố định. Cầu tiền tệ phải luôn bằng mức này.

Trong nền KT đóng, CSTC mở rộng làm lãi suất tăng (CP tăng vay tiền dân)  Giảm cầu về tiền. Mặt khác, CP có tiền, chi nhiều hơn  Thu nhập tăng  Cầu về tiền tăng.

Ngược lại, trong nền KT mở, r bị cố định ở r*, nên không giảm cầu về tiền; chỉ có tăng Y tăng. Tuy nhiên e cũng tăng Giảm xuất khẩu ròng  Thu hẹp tổng cầu  Giảm sản xuất và thu nhập.

125

Tính chung, Y không đổi nếu hai hiệu quả trên cân bằng.

6.2.2.Chính sách tiền tệ (CSTT)

a)Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và r

Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách tăng cung tiền tệ hoặc giảm lãi suất (bản chất của việc giảm lãi suất cũng là tăng cung tiền tệ).

Ví dụ chính phủ tăng cung tiền làm cho lãi suất trong nước tạm thời giảm xuống so với lãi suất nước ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra nước ngoài.

Vì P không đổi, M/P tăng  Chính sách tiền tệ mở rộng làm đường LM dịch chuyển sang phải, còn đường IS thì đứng yên. Vì lãi suất trong nước thấp so với lãi suất thế giới nên các nhà đầu tư trong nước tìm cách chuyển từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ, làm đồng nội tệ giảm giá. Trong dài hạn, TGHĐ giảm làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu, qua đó cải thiện cán cân thương mại. Kết quả là tăng thu nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ sẽ vừa làm thu nhập tăng vừa làm lãi suất trong nước tăng lên  đường IS dịch chuyển sang phải. Quá trình này diễn ra cho đến khi TGHĐ giảm đủ để lãi suất trong nước tăng ngang bằng với lãi suất nước ngoài. Cân bằng của nền kinh tế từ A cuối cùng về B.

Do vậy: Trong ngắn hạn, với TGHĐ thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thì chính sách tiền tệ là có hiệu quả vì làm tăng thu nhập.

Cơ chế hoạt động của CSTT: Tăng M  giảm r:  Tăng I  tăng Y (kinh tế đóng),

 Giảm e  tăng NX  tăng Y (kinh tế mở)

Tức là trong mô hình IS-LM-CM, LM dịch chuyển sang phải do tăng M, IS dịch chuyển sang phải do giảm e.  chính sách tiền tệ có tác động nhân tử lên Y (AD).

126

b)Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và e

Giả sử NHTW tăng cung ứng tiền tệ. Vì P không đổi, M/P tăng  LM dịch sang phải  Tăng thu nhập và giảm tỷ giá (nội tệ mất giá so với ngoại tệ)  Tác dụng giống như trong nền kinh tế đóng

Hình 6.7: Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng (trên hệ trục Y-e)

c) So sánh hiệu quả của CSTT với trường hợp nền kinh tế đóng

 Tác dụng giống như trong nền kinh tế đóng.

Tác dụng của CSTT trong nền KT mở giống như trong nền kinh tế đóng song cơ chế tác động khác nhau.

- Trong nền KT đóng: Tăng cung tiền tệ Giảm lãi suất  Tăng đầu tư…

- Trong nền KT mở: Lãi suất cố định theo thế giới  Tăng tiền  Tạo áp lực làm giảm lãi suất song không được, nên vốn dư thừa phải chạy ra nước ngoài  Cầu ngoại tệ tăng 

Nội tệ mất giá  Hàng nội rẻ hơn  Xuất khẩu ròng tăng lên  SX và thu nhập tăng. Như vậy, khác nhau ở chỗ: 1 bên qua trung gian của giảm lãi suất, 1 bên qua phá giá nội tệ

d) Chính sách thương mại (CSTM)

Chính phủ dùng biện pháp hạn chế thương mại: Giả sử chính phủ cắt giảm nhu cầu nhập khẩu bằng cách nâng các mức thuế quan hay đặt ra hàng rào bảo hộ hoặc hạn ngạch. Điều gì sẽ xảy ra đối với Y và e ?

M giảm, X không đổi  NX tăng  Đường xuất khẩu ròng NX chuyển dịch sang phải  e tăng, nhưng đường xuất khẩu ròng (NX) dịch chuyển sang phải chỉ làm cho đường IS dịch chuyển sang phải chứ LM không đổi  Thu nhập không tăng.

127

Hình 6.8: Tác động của chính sách thương mại

Mục tiêu của Chính sách thương mại là hạn chế nhập siêu NX. Nhưng điều đó không dễ dàng như trong bài trước.

Điều này cũng đúng trong nền KT với tỷ giá thả nổi.

NX(e) = Y – C(Y-T) - I(r) – G

Vì CSTM không ảnh hưởng tới thu nhập, tiêu dùng, đầu tư hoặc mua sắm của chính phủ nên nó không thể tác động tới cán cân TM (NX).

Thực tế, đường NX dịch chuyển theo hướng tăng lên, song tỷ giá tăng lại làm cho NX giảm đúng một lượng như thế.

Do vậy: Trong ngắn hạn, với TGHĐ thả nổi thì biện pháp hạn chế thương mại chỉ làm tăng TGHĐ mà không tác động đến sản lượng Y.

6.3. CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ NHỎ, MỞ CỬA, TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH

6.3.1. Nhắc lại cơ chế hoạt động của chế độ tỷ giá cố định

Chế độ tỷ giá cố định là quy định 1 tỷ giá cố định giữa nội tệ và ngoại tệ. Ví dụ CP VN quy định 1 VN có giá trị cố định bằng 2 USD.

Trong những năm hậu chiến, hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng chế độ tỷ giá cố định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ đầu thập kỷ 1970, hầu hết các nước lại chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi. Từ năm 1999, các nước châu âu xây dựng đồng tiền chung Euro  cố định tỷ giá. Một số khối nước có xu hướng bắt chước: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)… Hiện nay lại có xu hướng trở lại chế độ tỷ giá thả nổi.

Điều kiện: NHTW phải dự trữ ngoại tệ và nội tệ, đồng thời phải mua hoặc bán nội tệ tại mức giá được quy định trước.

Cơ chế: Nếu có ai đó muốn mua USD, NHTW phải sẵn sàng bán cho họ với giá 2 USD = 1 VNĐ, làm cho dự trữ USD của NHTW giảm đi. Ngược lại, nếu có ai đó muốn bán USD,

128

NHTW phải sẵn sàng mua cho họ với giá 2 USD = 1 VNĐ, làm cho dự trữ USD của NHTW tăng lên.

Chính sách cố định tỷ giá quyết định mức cung ứng tiền:

Giả sử tỷ giá NHTW công bố là 1 USD = 1 VNĐ

Giả sử tại mức cung ứng tiền ban đầu, tỷ giá trên thị trường tự do cân bằng là 2 USD = 1 VNĐ, cao hơn tỷ giá NHTW công bố 1 USD.

Khi đó, nhà đầu cơ sẽ mua USD trên thị trường tự do: Mất 2 VNĐ, được 4 USD  Bán

4 USD cho NHTW để được 4 VNĐ  Lợi 2 VNĐ.

Khi NHTW mua số USD này, nó sẽ đưa tiền việt ra, làm đường LM dịch sang phải  tỷ giá cân bằng giảm xuống.

Quá trình này cứ tiếp diễn cho đến khi tỷ giá cân bằng giảm xuống đến đúng mức NHTW công bố.

a) Tỷ giá cân bằng cao eehơn tỷ giá cố định ef: Giới đầu cơ mua USD trên thị trường tự do rồi bán cho NHTW  Tăng cung tiền, thu nhập tăng, LM dịch sang phải  tỷ giá cân bằng giảm dần về tỷ giá cố định.

Hình 6.9: Cơ chế ổn định tỷ giá

b) Tỷ giá cân bằng thấp hơn tỷ giá cố định: Giới đầu cơ dùng USD mua VNĐ trên thị trường tự do rồi bán cho NHTW  Giảm cung tiền, LM dịch sang phải  tỷ giá cân bằng tăng dần lên bằng với tỷ giá cố định.

129

Hình 6.10: Cơ chế ổn định tỷ giá (tiếp theo)

Lưu ý:

Mô hình Mundell Fleming là mô hình ngắn hạn nên các giá P và P* (thế giới) không đổi  Tỷ giá danh nghĩa cố định đồng nghĩa với tỷ giá thực cũng cố định.

Về dài hạn, tỷ giá danh nghĩa cố định nhưng tỷ giá thực có thể thay đổi  tỷ giá danh nghĩa không ảnh hưởng tới tỷ giá thực và các biến thực.

6.3.2. Chính sách tài khóa trong nền KT nhỏ, mở cửa, tỷ giá cố định

a)Thể hiện mô hình trên hệ trục Y - r

Trong điều kiện TGHĐ cố định thì chính sách mở rộng tài chính của chính phủ sẽ làm dịch chuyển đường IS sang phải. Để duy trì TGHĐ cố định thì NHTƯ phải tăng cung tiền, làm dịch chuyển đường LM sang phải với quy mô tương ứng.

Do vậy: Trong ngắn hạn, với TGHĐ cố định thì chính sách tài khóa mở rộng sẽ làm tăng sản lượng Y.

130

b)Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và e

Giả sử CP tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế, đường IS sẽ chuyển dịch sang phải  Đẩy tỷ giá tăng, VNĐ lên giá  Để cố định tỷ giá, NHTW phải mua nội tệ vào, đưa USD ra  LM dịch sang phải  Tăng tổng cầu  Tăng sản lượng và thu nhập.

Khác nhau của CSTC giữa 2 chế độ tỷ giá:

- Cố định: Làm tăng tổng cầu nhờ tăng tổng cung tiền tệ

- Thả nổi: CSTC không làm thay đổi thu nhập vì (i) r cố định làm Y tăng, nhưng (ii) e tăng làm NX giảm, qua đó làm Y giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 6.12: Chính sách tài khóa trong chế độ tỷ giá cố định

6.3.3. Chính sách tiền tệ trong nền KT nhỏ, mở cửa, tỷ giá cố định

a)Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và r

Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền sẽ tạo áp lực làm giảm TGHĐ, đường LM dịch chuyển sang phải. Để giữ cho TGHĐ cố định thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường LM phải dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu.

131

Hình 6.13: Chính sách tiền tệ trong chế độ tỷ giá cố định

b)Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và e

Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền sẽ tạo áp lực làm giảm TGHĐ, đường LM dịch chuyển sang phải. Để giữ cho TGHĐ cố định thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường LM phải dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu.

Giả sử NHTW tăng cung ứng tiền tệ, ví dụ mua trái phiếu CP từ công chúng  Ban đầu LM dịch sang phải  e giảm. Nhưng vì NHTW cam kết giữ tỷ giá cố định nên các nhà đầu cơ lập tức mua USD, bán nội tệ cho NHTW  Cung tiền giảm  LM trở lại vị trí trước  Thu nhập không đổi.

Do vậy: Trong ngắn hạn, với TGHĐ cố định thì chính sách tiền tệ không có hiệu quả.

Nhận xét:

- Khi áp dụng tỷ giá cố định, NHTW từ bỏ quyền kiểm soát tổng cung tiền tệ.

- Chính sách phá giá hoặc tăng giá đồng tiền. Khi phá giá, LM sang phải, làm tăng cung tiền, tăng xuất khẩu ròng và thu nhập.

132

Hình 6.14: Chính sách tiền tệ trong chế độ tỷ giá cố định

d) Chính sách thương mại trong nền KT nhỏ, mở cửa, tỷ giá cố định

Giả sử chính phủ cắt giảm nhu cầu nhập khẩu bằng cách nâng các mức thuế quan hay đặt ra hàng rào bảo hộ hoặc hạn ngạch. Điều gì sẽ xảy ra đối với Y và e ?

Xuất khẩu ròng tăng lên, IS dịch sang phải, gây áp lực làm tăng tỷ giá.

Để giữ tỷ giá cố định, NHTW phải tăng cung ứng tiền tệ  LM dịch sang phải.

Tình hình khác xa so với trong chế độ tỷ giá thả nổi: Khi tỷ giá cố định, chính sách kiểm soát thương mại làm tăng tổng cầu, làm tăng xuất khẩu ròng

133

Bảng 5.3. Tóm tắt lô gic chính sách của mô hình Mundell-Fleming

Bài học rút ra từ mô hình: Hiệu lực của hầu hết các chính sách trong nền KT nhỏ, mở cửa phụ thuộc vào chế độ tỷ giá.

- Trong chế độ tỷ giá thả nổi, chỉ có chính sách tiền tệ tác động tới thu nhập, trong khi trong chế độ tỷ giá cố định, CSTC và CSTM đều tác động tới thu nhập (CSTT bị triệt tiêu vì cung tiền chỉ phục vụ để duy trì tỷ giá).

- Các chính sách đều tác động tới tỷ giá trong chế độ tỷ giá thả nổi.

6.5.4. Chênh lệch lãi suất

Trong những mục trên, chúng ta giả định r=r*. Tuy nhiên trong thực tế không phải luôn luôn như vậy  Cần phân tích nguyên nhân và hậu quả của chênh lệch lãi suất giữa các nước.

a) Rủi ro quốc gia và kỳ vọng về tỷ giá

Giả thiết r=r* xuất phát từ quy luật 1 giá áp dụng cho nước nhỏ và mở cửa.

Vì nếu r>r*, người nước ngoài sẽ chuyển vốn vào VN để cho vay  Đẩy r xuống, nâng r* lên  Cân bằng lãi suất. Ngược lại… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, lô gíc này không đúng vì 2 lý do:

- Các nước có rủi ro khác nhau, được gọi là rủi ro quốc gia.

Khi cho nước đang phát triển vay tiền, các nhà đầu tư sợ cách mạng, phá sản… làm mất cả vốn lẫn lãi  Người vay tiền (CP, dân) phải trả lãi suất cao hơn r*.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 129 - 147)