Chính sách tài khóa trong nền kinh đóng

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 111)

5.2.1. Hiệu ứng số nhân

Thay đổi chính sách tài khóa(T, G) chỉ ảnh hưởng tới đường IS, không ảnh hưởng tới đường LM, nhưng việc dịch chuyển đường IS sẽ ảnh hưởng tới thu nhập và lãi suất. Việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng (giảm T hoặc tăng G) có tác dụng kích thích tăng trưởng, làm thu nhập tăng lên. Điều này được gọi là hiệu ứng số nhân.

a) Trường hợp chính phủ tăng chi ngân sách ∆G

- Nhân tử tiêu dùng chính phủ trong giao điểm Keynes cho biết tại mỗi mức lãi suất cho trước, tăng ∆G sẽ làm thu nhập tăng một mức ∆G/(1-mpc)  Đường IS dịch chuyển sang phải 1 khoảng đúng bằng mức này. Mức tăng ∆G/(1-mpc) được gọi là số nhân hay nhân tử.

105

Nhưng Y tăng thì L (cầu tiền tệ) tăng, trong khi cân bằng L(r, Y) = M/P không đổi

r tăng I giảm Y giảm (về B)

Kết cục:

- Trạng thái cân bằng của nền kinh tế chuyển từ A sang B

- Tăng chi tiêu chính phủ ∆G làm thu nhập Y và lãi suất r đều tăng

Hình 5.15 mô tả trạng thái cân bằng trong mô hình IS-LM khi chi tiêu chính phủ tăng thêm một lượng là ∆G. Khi đó đường IS dịch chuyển sang phải một đoạn ∆G/(1-mpc) theo cơ chế nhân tử Keynes đã học trong bài 3.

Hình 5.15: Trường hợp chính phủ tăng chi ngân sách ∆G

b) Trường hợp chính phủ giảm thuế một lượng ∆T

- Nhân tử thuế trong giao điểm Keynes cho biết tại mỗi mức lãi suất cho trước, giảm thuế ∆T (∆T<0) sẽ làm thu nhập tăng một mức

∆Y = -∆T . mpc/(1-mpc)

 Đường IS dịch chuyển sang phải 1 khoảng đúng bằng mức này.

- Nhưng giống trường hợp tăng ∆G: Y tăng làm r phải tăng để L(r, Y) = M/P không đổi. Trạng thái cân bằng của nền KT chuyển từ A sang B

 Giảm thuế một lượng ∆T làm thu nhập Y và lãi suất r đều tăng

Như vậy chính sách giảm thuế có tác dụng tương tự tăng chi tiêu ngân sách.

Song có 2 điểm khác so với tăng chi tiêu ngân sách:

- Giảm thuế là để khu vực tư nhân tăng chi tiêu, trong khi tăng chi tiêu ngân sách là chính chính phủ chi tiêu.

106

Hình 5.16 mô tả trạng thái cân bằng trong mô hình IS-LM khi chính phủgiảm thuế một lượng là ∆T. Đường IS dịch chuyển sang phải một đoạn ∆T.mpc/(1-mpc)

Hình 5.16: Trường hợp chính phủ giảm thuế một lượng là ∆T

5.2.2. Hiệu ứng lấn át (crowding out effect) của Chính sách tài khóa

a) Bản chất

Đây là trường hợp đầu tư I giảm khi G tăng, tức là chính phủ tăng chi tiêu sẽ làm đầu tư của khu vực tư nhân giảm.

Khi muốn tăng chi tiêu, chính phủ phải vay dân hay tăng thuế  (i) Tăng lãi suất thực,

(ii) Giảm năng lực cho vay của nền kinh tế

(iii) Chính phủ đầu tư vào các lĩnh vực lẽ ra nên để khu vực tư nhân làm Cả ba hiện tượng này đều làm giảm đầu tư của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, lý thuyết Tân Keynes cho rằng khi nền kinh tế hiện đại hoạt động dưới tiềm năng, tăng chi tiêu chính phủ có thể làm tăng tổng cầu, tạo thêm việc làm làm tăng thu nhập, do đó sẽ kích thích chi tiêu tư nhân tăng lên. Ngoài ra, tăng chi tiêu chính phủ còn có tác dụng làm giảm lãi suất  Tăng đầu tư của khu vực tư nhân

Mô hình IS - LM cho thấy khi chính phủ tăng chi tiêu một lượng bằng ΔG, đường IS1 sẽ dịch chuyển tới IS2. Sự dịch chuyển này làm cho sản lượng tăng từ Y1 lên Y2 nếu lãi suất không tăng.

Nhưng do lãi suất tăng từ r1 lên r2 nên sản lượng chỉ tăng tới Y3. Mức tăng thấp hơn này do đầu tư của tư nhân giảm vì lãi suất tăng.

107

b) Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu ứng lấn át

(i) Độ dốc của đường LM

- LM càng dốc thì hiệu ứng lấn át càng lớn  Chính sách tài khóa càng ít hiệu quả. nếu đường LM thẳng đứng, sẽ có sự lấn át hoàn toàn (mức giảm chi tiêu của khu vực tư nhân đúng bằng mức tăng chi tiêu của chính phủ)

- LM càng nằm ngang thì hiệu ứng lấn át càng nhỏ  Chính sách tài khóa có hiệu quả càng lớn. Nếu đường LM nằm ngang (lãi suất không tăng), sẽ không có sự lấn át hay quy mô lấn át bằng 0.

(ii) Độ nhạy của đầu tư với lãi suất

Để đơn giản, chúng ta dùng hàm tuyến tính I = a - b.r

- Đầu tư I càng nhạy cảm với lãi suất r (b lớn) thì hiệu ứng lấn át càng lớn  Chính sách tài khóa càng ít hiệu quả.

- Đầu tư I càng ít nhạy cảm với lãi suất r (b nhỏ) thì hiệu ứng lấn át càng nhỏ  Chính sách tài khóa có hiệu quả càng lớn.

5.3. Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế đóng

Nhắc lại cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ:

M tăng M/P tăng r giảm I tăng Y tăng

Thay đổi chính sách tiền tệ (M hoặc r) chỉ ảnh hưởng tới đường LM. Tuy nhiên, dịch chuyển đường LM sẽ ảnh hưởng tới thu nhập và lãi suất vì nó tạo ra giao điểm mới với đường IS.

5.3.1. Trường hợp NHTƯ tăng cung ứng tiền tệ

Vì P không đổi, M tăng một lượng ∆M sẽ làm M/P tăng

Lý thuyết ưa thích thanh khoản cho rằng tại mọi mức thu nhập cho trước, việc gia tăng số cung tiền tệ thực (∆M/P) đều làm hạ lãi suất  LM hạ xuống, trạng thái cân bằng chuyển từ A sang B.

108

Kết quả: Tăng cung tiền làm giảm lãi suất, kích thích đầu tư, qua đó làm tăng thu nhập.

Hình 5.17: Sản lượng tăng lên khi NHTƯ tăng cung ứng tiền tệ

Hình 5.17 cho thấy khi NHTƯ tăng cung ứng tiền tệ ∆M, đường LM hạ xuống, cân bằng chuyển từ A xuống B. Lãi suất giảm, đầu tư tăng và thu nhập tăng…

5.3.2. Trường hợp Ngân hàng trung ương giảm lãi suất:

Cách phân tích và kết quả tương tự như trường hợp NHTƯ tăng cung ứng tiền tệ vì để giảm lãi suất, NHTW cũng phải tăng cung tiền tệ.

5.4. KẾT HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG

NỀN KINH TẾ ĐÓNG

5.4.1. Sự tương tác giữa hai loại chính sách

Trên thực tế, các chính sách tài khóa và tiền tệ không hoàn toàn độc lập nhau.

Khi có sự thay đổi của 1 trong 2 chính sách trên thì thường làm chính sách còn lại cũng thay đổi theo vì mỗi chủ thể kinh tế (Chính phủ, NHTW) đều có mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn riêng cần bảo đảm.

 Sự tương tác giữa hai loại chính sách làm thay đổi kết cục hay tác động lý thuyết của một chính sách theo phân tích trong mục trên.

Ví dụ về phản ứng của NHTW khi Chính phủ tăng thuế:

Câu hỏi: Khi Chính thủ thực hiện chính sách tăng thuế thì NHTW sẽ phản ứng với chính sách thuế mới như thế nào ?

Có ba khả năng có thể xảy ra:

a) Trường hợp 1: NHTW giữ nguyên khối lượng tiền tệ

Đường LM không đổi. Tăng thuế làm Y giảm (vì Y = C(Y-T) + I + G)  IS dịch chuyển sang trái  Cân bằng từ A sang B. Thu nhập giảm và tiền nhiều hơn so với thu nhập nên lãi suất cũng giảm để M/P=L(r, Y) không đổi.

109

Hình 5.18: Chính phủ tăng thuế, NHTW giữ nguyên khối lượng tiền tệ

b) Trường hợp 2: NHTW muốn giữ lãi suất không đổi

Để lãi suất không giảm, LM phải dịch chuyển. Tăng thuế sẽ làm Y giảm (vì Y = C(Y-T) + I + G)  IS dịch chuyển sang trái.

Đồng thời NHTW phải giảm cung tiền để giữ nguyên lãi suất vì M/P = L(r, Y)

 LM cũng dịch chuyển sang trái (lên trên) để giữ lãi suất luôn luôn ở mức ban đầu.

Hình 5.19: Chính phủ tăng thuế, NHTƯ giữ nguyên lãi suất

c) Trường hợp 3: NHTW muốn ngăn chặn tình trạng giảm thu nhập do tăng thuế gây ra tức muốn giữ nguyên sản lượng

110

Trong trường hợp này, NHTW phải tăng cung tiền  Chính sách kết hợp tăng thuế và tăng tiền không gây ra suy thoái nhưng làm lãi suất giảm mạnh.

Mặt khác, sự kết hợp tăng thuế và chính sách tiền tệ mở rộng làm quá trình phân bổ các nguồn lực thay đổi:

• Tăng thuế làm giảm tiêu dùng C và thu nhập Y

• Ngược lại, lãi suất giảm xuống sẽ thúc đẩy đầu tư, làm tăng thu nhập Y. Kết cục chung: Thu nhập không đổi nhưng tiêu dùng giảm, đầu tư tăng.

Hình 5.20 mô tả trường hợp tăng thuế song NHTW vẫn muốn giữ nguyên thu nhập ban đầu

Hình 5.20: Chính phủ tăng thuế, NHTW muốn giữ nguyên sản lượng

Tóm lại:

- Tác động của chính sách tài khóa phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, tức là phụ thuộc vào mục tiêu của NHTW là kiểm soát (giữ ổn định):

• Cung tiền tệ, • Lãi suất, • Thu nhập.

- Việc đạt được đồng thời 3 mục tiêu trên là nhiệm vụ bất khả thi Phải có sự kết hợp hài hòa các mục tiêu.

- Thực tế xây dựng chính sách: Cần đưa ra các giả định về ảnh hưởng của các chính sách khác đối với chính sách đang nghiên cứu. Sau đó mô phỏng thay đổi chúng để phân tích, lựa chọn chính sách phù hợp.

Việc xây dựng được 1 bộ các số liệu thực tế (quá khứ) và mô hình mô phỏng tác động của hệ thống các chính sách… phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và những nhân tố chính trị gắn với quá trình hoạch định chính sách.

111

5.4.2. Các sốc trong mô hình IS-LM

Mô hình IS-LM xác định thu nhập nên có thể sử dụng để nghiên cứu tác động của một số sốc đối với thu nhập (sốc cầu).

a) Các sốc làm dịch chuyển đường IS

Các sốc làm dịch chuyển đường IS gồm những thay đổi ngoại sinh của các thành phần trong tổng cầu hàng hóa và dịch vụ.

Phân tích các nhân tố tác động tới cân bằng (Y=C(Y-T)+I(r)+G) qua:

- Các làn sóng lạc quan hoặc bi quan sẽ làm tăng hay giảm mạnh đầu tư (đầu tư không chỉ phụ thuộc vào r);

- Những làn sóng lạc quan hoặc bi quan sẽ làm thay đổi trong cầu về hàng tiêu dùng. Ví dụ: Nếu người tiêu dùng có niềm tin vào tương lai thì hiện tại họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn, đồng thời tiết kiệm ít hơn cho tương lai  Đường tiêu dùng (và tổng cầu) trong đồ thị giao điểm Keynes dịch chuyển lên trên  IS dịch chuyển sang phải, thu nhập tăng lên.

b) Các sốc làm dịch chuyển đường LM

Các sốc làm dịch chuyển đường LM gồm những thay đổi ngoại sinh của nhu cầu về tiền.

Phân tích các nhân tố tác động cân bằng M/P = L(r, Y)

Giả sử nhu cầu về tiền tăng mạnh  Tại mỗi mức thu nhập và cung tiền, lãi suất cân bằng trên thị trường sẽ tăng  Đường LM dịch chuyển lên trên (sang trái)  Lãi suất tăng, thu nhập giảm.

c) Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có thể triệt tiêu các sốc ngoại sinh.

Khi xuất hiện các sốc ngoại sinh, nhà nước có thể thực hiện các chính sách đối trọng để lập lại cân bằng kinh tế vĩ mô.

Nếu các chính sách được thay đổi kịp thời để phản ứng với các sốc khách quan thì nền kinh tế sẽ vẫn ổn định; không có các biến động lãi suất, thu nhập hay việc làm… như các minh họa bằng hình và đồ thị ở trên.

5.5. MÔ HÌNH IS-LM LÀ MỘT LÝ THUYẾT VỀ TỔNG CẦU (KHI GIÁ THAY ĐỔI) 5.5.1. Từ mô hình IS-LM tới đường tổng cầu 5.5.1. Từ mô hình IS-LM tới đường tổng cầu

a) Nhắc lại đường tổng cầu xây dựng từ lý thuyết số lượng tiền tệ:

- Đường tổng cầu biểu thị mối quan hệ âm giữa giá và thu nhập (cầu)

- Tại mỗi mức cung tiền tệ, vòng quay tiền tệ không đổi  tăng giá  cung tiền tệ thực (M/P) giảm  sản xuất và thu nhập giảm (M.V=Y.P)

- Về ngắn hạn, khi cung tiền tệ tăng, giá không đổi đường tổng cầu dịch chuyển sang phải, làm thu nhập tăng (Y=MV/P).

Ngược lại, khi cung tiền tệ giảm, đường tổng cầu dịch chuyển sang trái, làm thu nhập giảm.

112

Mục dưới đây sẽ xây dựng lại đường tổng cầu bằng mô hình IS-LM chứ không dùng lý thuyết số lượng tiền tệ. Với mô hình này, sẽ chỉ ra:

(i) Đường tổng cầu dốc xuống, và

(ii) Những yếu tố làm đường tổng cầu dịch chuyển.

b) Đường tổng cầu xây dựng bằng mô hình IS-LM:

Hình 5.21 cho thấy với mỗi M cho trước, khi P tăng (1), cung tiền tệ thực M/P giảm,

L(r, Y)=M/P giảm  Đường LM dịch chuyển sang trái (2), r tăng (3), Y giảm (4)  Tồn tại quan hệ âm giữa giá và tổng cầu  Đường tổng cầu dốc xuống.

Hình 5.21: Xây dựng đường tổng cầu bằng mô hình IS-LM

5.5.2. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu

Đường tổng cầu được xây dựng từ IS-LM nên mỗi cú sốc làm dịch chuyển đường IS hoặc LM đều làm nó dịch chuyển.

Ví dụ: Các chính sách tài khóa hoặc tiền tệ thu hẹp làm giảm thu nhập trong mô hình IS- LM  IS, LM sang trái làm làm Y giảm trong khi giá không đổi  đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.

Ngược lại, chính sách tài khóa hoặc tiền tệ mở rộng làm tăng thu nhập trong mô hình IS- LM  làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.

Một số ví dụ minh họa :

a) Chính sách tiền tệ mở rộng

Tại mọi mức giá P cho trước, M tăng làm M/P tăng  LM dịch chuyển sang phải  Lãi suất giảm  I tăng  Thu nhập và sản lượng tăng  đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.

113

Hình 5.22: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới tổng cầu

b) Chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi hoặc giảm thuế)

Tại mọi mức giá P cho trước, tăng chi (giảm thu) ngân sách  Thu nhập và sản lượng tăng  IS dịch chuyển sang phải  Dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.

Hình 5.23: Ảnh hưởng của chính sách tài khóa tới tổng cầu

Tóm tắt:

- Khi giá thay đổi làm thu nhập thay đổi thì có sự chuyển dịch dọc trên đường tổng cầu.  Những nhân tố làm giá thay đổi sẽ tạo ra sự chuyển dịch dọc trên đường tổng cầu. - Khi giá không thay đổi nhưng có những nhân tố làm thu nhập thay đổi thì có sự dịch chuyển của đường tổng cầu.

- Các chính sách tài khóa hoặc tiền tệ thu hẹp (hay mở rộng) đều làm giảm (hay tăng) thu nhập trong mô hình IS-LM  làm dịch chuyển đường tổng cầu

5.5.3. Mô hình IS-LM trong ngắn hạn và dài hạn

Mô hình IS-LM được xây dựng để phân tích kinh tế trong ngắn hạn (P không đổi). Nhưng vì đã biết tác động của thay đổi giá tới trạng thái cân bằng nên có thể sử dụng mô hình này để mô tả nền kinh tế trong dài hạn.

114

Hình 5.24: Quá trình chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn

Trong hình 5.24, đồ thị bên trái là mô hình IS-LM, trong khi đồ thị bên phải là mô hình tổng cung – tổng cầu AS-AD.

a) Về cân bằng ngắn hạn:

Mô hình IS-LM: 3 đường mô tả cân bằng ngắn và dài hạn.

LM ứng với 1 mức giá cứng nhắc (cố định) P1. Nền kinh tế cân bằng ngắn hạn tại A. A không nằm trên đường tổng cung dài hạn vì nền kinh tế trong ngắn hạn thường bị các nhân tố sốc ngắn hạn làm chệch khỏi quỹ đạo phát triển cân bằng.

Mô hình tổng cung - tổng cầu: Cũng mô tả tình huống trên.

Tại mức giá P1, cầu về sản lượng thấp hơn mức tự nhiên, tức là với mức giá P1, lượng cầu hàng hóa và dịch vụ không đủ để sản xuất hoạt động ở mức tự nhiên.

A là cân bằng ngắn hạn cũng vì P cứng nhắc.

b) Về trung, dài hạn:

Cầu thấp sẽ làm giá P giảm xuống  Kích thích nền kinh tế sản xuất tăng lên mức tự nhiên.

Khi giá giảm xuống còn P2 và lãi suất giảm xuống r2, nền kinh tế ở B, đây là cân bằng dài hạn.

Mô hình IS-LM:

Cân bằng dài hạn được xác lập nhờ dịch chuyển đường LM: Giá giảm làm M/P tăng, r giảm, LM dịch sang phải, cắt IS tại B.

Mô hình tổng cung - tổng cầu:

Cân bằng dài hạn được xác lập nhờ dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn SRAS xuống thấp.

5.5.4. Sự khác nhau giữa tiếp cận Keynes và tiếp cận cổ điển khi giải thích về thu nhập:

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 111)