a) Quan hệ lý thuyết giữa sản lượng và thất nghiệp
Đặc điểm này cho rằng những thay đổi trong sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế gắn chặt với những thay đổi trong việc sử dụng lực lượng lao động của nền kinh tế. Nói cách khác, khi GDP thực tế giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng.
63
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì sản xuất luôn luôn gắn liền với sử dụng lao động. Khi cầu giảm, các doanh nghiệp sản xuất ít hàng hoá và dịch vụ hơn, họ phải sa thải bớt công nhân và số người thất nghiệp tăng. Phần (c) trong hình 1 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Mỹ từ năm 1965. Một lần nữa, các thời kỳ suy thoái được đánh dấu bằng các vùng màu tối. Biểu đồ cho thấy tác động rõ rệt của suy thoái lên thất nghiệp. Trong mỗi đợt suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên rất cao. Khi suy thoái kết thúc và sản lượng bắt đầu tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần. Tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ giảm xuống bằng không, mà thường biến động xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bằng khoảng 5 phần trăm.
b) Luật OKUN
Luật Okun (đặt theo tên của nhà kinh tế Arthur Melvin Okun, người đề xuất định luật này vào năm 1962) cho biết mối quan hệ thống kê âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, được đúc kết từ quan sát thực nghiệm. "Phiên bản gap" cho biết với mỗi 1% tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp, GDP sẽ giảm tương đương 2% so với GDP tiềm năng. "Phiên bản sai phân" mô tả mối quan hệ âm giữa mức thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp so với GDP thực trên cơ sở dữ liệu quý.
Hình 4.12: Luật OKUN về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp
Trên thực tế, luật OKUN đối với nền kinh tế Mỹ cho biết nếu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tăng thêm 2% thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm 1%, và ngược lại.
Thông qua so sánh giữa dữ liệu thực tế và dự báo lý thuyết, Định luật Okun được xem là một công cụ đáng giá trong dự báo xu hướng giữa tỷ lệ thất nghiệp và sản lượng GDP thực.
Tuy nhiên, luật Okun nói chung là chấp nhận được với các nhà dự báo kinh tế như là một công cụ phân tích xu hướng ngắn hạn hơn là cho các phân tích dài hạn hay các tính toán đòi hỏi sự chính xác vì trong dài hạn các điều kiện thị trường không lường trước có thể ảnh hưởng lên
64
các tham số của Okun. Mặt khác, bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp còn có nhiều nhân tố khác tác động tới tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, theo đà tăng lên của quy mô sản xuất, dường như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm dần theo thời gian.