Tổ chức tốt việc thu thập thông tin và giải quyết đơn thƣ tố cáo tham nhũng của cán bộ, đảng viên và quần chúng để phát hiện vụ việc tham

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 155 - 157)

- Tạp chí Kiểm tra

4.2.3.1.Tổ chức tốt việc thu thập thông tin và giải quyết đơn thƣ tố cáo tham nhũng của cán bộ, đảng viên và quần chúng để phát hiện vụ việc tham

ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 4.1 QUAN ĐIỂM PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ

4.2.3.1.Tổ chức tốt việc thu thập thông tin và giải quyết đơn thƣ tố cáo tham nhũng của cán bộ, đảng viên và quần chúng để phát hiện vụ việc tham

tham nhũng của cán bộ, đảng viên và quần chúng để phát hiện vụ việc tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư tố cáo của đảng viên và công dân về tham nhũng đúng nguyên tắc, phương pháp, quy trình, thủ tục. Tố cáo

là một trong những quyền và trách nhiệm cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp và trong Luật khiếu nại, tố cáo. Điều lệ Đảng cũng quy định việc tố cáo và trách nhiệm giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên. Nội dung tố cáo đối với cán bộ, đảng viên là nguồn thông tin quan trọng giúp cho tổ chức đảng có thẩm quyền có điều kiện xem xét, hiểu rõ thêm ưu điểm, khuyết điểm của các thành viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.

Cấp ủy, UBKT các cấp xác định đây là một kênh thông tin quan trọng trong việc phát hiện tham nhũng, tiêu cực. Do vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết tố cáo, góp phần đấu tranh PCTN có hiệu quả, các cấp ủy đảng cần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, phương pháp của tố cáo và giải quyết tố cáo.

Trong đó giải quyết tố cáo trong Đảng ngày càng trở thành biện pháp hữu hiệu trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, cố ý làm trái. Qua đó UBKT Trung ương và UBKT cấp ủy trong các bộ, ngành tiến hành xem xét làm rõ đúng, sai về nội dung tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên để xem xét, xử lý theo quy định Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Để phát huy vai trò, trách nhiệm của người tố cáo và giải quyết tố cáo trong Đảng. UBKT Trung ương đã tham mưu cho Bộ Chính trị khóa XI ban hành Quy định số 201-QĐ/TW về phối hợp giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. UBKT Trung ương và UBKT các cấp ủy trong các bộ, ngành đã phối hợp thực hiện tốt quy định này, nhất là tố cáo liên quan đến tham nhũng, lãng phí và cố ý làm trái.

Trong giải quyết tố cáo cần phát huy dân chủ trong tố cáo và giải quyết tố cáo. Khắc phục tâm lý e dè, sợ bị trù dập, trả thù dẫn đến phát hiện có tham nhũng nhưng khơng dám tố cáo, dẫn đến tố cáo mạo danh, nặc danh. Ngược lại, khắc phục biểu hiện lợi dụng “tích cực, hăng hái” chống tiêu cực, tham nhũng để tố cáo với dụng ý xấu, thậm chí vu cáo, bịa đặt, làm hại người khác.

Một vấn đề đặt ra hướng dẫn của Trung ương, ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ có quy định: Khơng xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ. Trong thực tế, các cơ quan nhà nước nhận được khá nhiều loại đơn tố cáo không ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo. Trong số đó có rất nhiều đơn tố cáo có nội dung, thơng tin chính xác, đưa ra những bằng chứng cụ thể để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Ngược lại, cũng có nhiều đơn tố cáo nội dung khơng rõ ràng, cụ thể, khơng có căn cứ, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc xem xét, giải quyết.

Tuy nhiên, trong thực tế người tố cáo không ghi rõ họ, tên, địa chỉ của mình có nhiều lý do. Có người do động cơ đúng đắn muốn báo cho các cơ quan về những hành

vi vi phạm pháp luật để Nhà nước có biện pháp xử lý nhưng lại lo sợ bị trù dập, trả thù nên đã giấu họ, tên, địa chỉ của mình.

Để giải quyết vấn đề trên, UBKT các cấp đã tổ chức nghiên cứu kỹ các đơn thư tố cáo giấu tên, mạo tên; nếu đơn thư có nội dung tố cáo rõ ràng, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì UBKT chuyển nội dung đó sang kiểm tra dấu hiệu vi phạm. Kết quả giải quyết bằng phương pháp trên cho thấy tỷ lệ đơn thư tố cáo giấu tên, mạo tên có nội dung đúng cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp trên không phải ở nơi nào cũng làm tốt; có tình trạng chuyển sang kiểm tra dấu hiệu vi phạm cũng được mà không chuyển cũng được, thích thì chuyển, khơng thích thì khơng chuyển…Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu, ban hành cơ chế giải quyết đơn thư tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ để tránh bỏ lọt tội phạm tham nhũng.

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 155 - 157)