- Tạp chí Kiểm tra
3.1.3.2. Ưu điểm trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng trong bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính cấp trung ương
nhà nước và các cơ quan hành chính cấp trung ương
Một là, kết quả phát hiện và xử lý qua hoạt động thanh tra. Qua 10 năm thực
hiện Luật PCTN, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành Thanh tra đã triển khai 93.696 cuộc thanh tra hành chính, 834.640 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm trên nhiều lĩnh vực; kiến nghị thu hồi 142.160 tỷ đồng, 993.978 USD và 51.515 ha đất; chuyển cơ quan điều tra 752 vụ, 1.143 đối tượng. Qua hoạt động thanh tra cũng đã phát hiện 670 vụ với 1.815 đối tượng có hành vi, biểu hiện tham nhũng với số tiền, tài sản liên quan là trên 1 nghìn tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 274 vụ, 429 đối tượng có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Riêng năm 2017 đã triển khai 6.845 cuộc thanh tra hành chính (tăng 1,6%) và 259.449 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (giảm 5,4%). Qua thanh tra đã kiến nghị xử lý hành chính trên 2.057 tập thể, cá nhân; ban hành 154.298 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân với số tiền 5.403 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 105 vụ, 214 đối tượng (tăng 52,1% số vụ; 100% số đối tượng); chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực.
Hai là, kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng qua hoạt động kiểm toán. Kiểm
toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính hơn 187.530 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý tổng số 477 vụ việc (trong đó chuyển cơ quan điều tra 73 vụ với 159 người có hành vi tham nhũng); đóng góp nhiều kiến nghị để hồn thiện chính sách, pháp luật. Riêng năm 2017 Kiểm toán nhà nước đã ban hành 329 báo cáo kiểm toán (tăng 7,5%). Kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị các bộ, ngành địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung 150 văn bản (tăng 45,6%) không phù hợp với quy định chung của Nhà nước hoặc chưa phù hợp với thực tiễn nhằm khắc phục những bất cập, sơ hở phát sinh tham nhũng [12].
Ba là, kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét
tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn (đã khởi tố 2.530 vụ án tham nhũng với 5.447 bị can; truy tố 2.959 vụ, 6.935 bị can; xét xử 2.628 vụ, 5.870 bị cáo). Riêng năm 2017 cơ quan điều tra đã thụ lý điều tra 354 vụ án, 785 bị can phạm tội về tham nhũng, đã khởi tố 202 vụ, 438 bị can; Viện Kiểm sát các cấp thụ lý 255 vụ án, 571 bị can, đã giải quyết 222 vụ, 448 bị can, trong đó truy tố 219 vụ, 481 bị can; Tòa an nhân dân các cấp đã thụ lý thủ tục sơ thẩm 345 vụ, 799 bị can, đã xét sử sơ thẩm 205 vụ, 433 bị cáo về các tội tham nhũng [12].
Công tác thu hồi tài sản tham nhũng trong 10 năm thực hiện Luật PCTN thiệt hại do các vụ án tham nhũng đã gây ra được phát hiện là 59.750 tỷ đồng và trên 400 ha đất. Số tiền đã thu hồi cho Nhà nước là 4.676 tỷ đồng và trên 219 ha đất [12]. Đáng chú
ý các năm từ nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay việc thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng được chú trọng hơn; việc kê biên, thu giữ tài sản trong một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt cao (vụ Giang Kim Đạt hơn 300 tỉ đồng, vụ Hứa Thị Phấn hơn 10.000 tỉ đồng, vụ Ngân hàng Đông Á hơn 2.000 tỉ đồng, vụ Phạm Công Danh (giai đoạn 1) hơn 6.000 tỉ đồng, vụ Đinh La Thăng hơn 20 tỉ đồng, vụ Trịnh Xuân Thanh hơn 45 tỉ đồng, vụ AVG gần 9.000 tỉ đồng...).
Qua kết quả PCTN thời gian qua từ khi thực hiện Luật PCTN đến nay đã có tác dụng phịng ngừa, răn đe nhất định đối với tệ tham nhũng. Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý thức trách nhiệm cao của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp, sự cố gắng của các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan báo chí, truyền thơng và nhất là vai trị quan trọng của quần chúng, nhân dân, cơng tác PCTN đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Đại đa số cán bộ, cơng chức có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ, giữ vững phẩm chất, đạo đức, khơng tham nhũng, khơng tiêu cực, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, củng cố vững chắc quốc phịng, an ninh. Cơng tác PCTN đã có bước tiến quan trọng. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, quản lý, sử dụng tài sản cơng. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế. Những kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng để tiếp tục thực hiện có hiệu quả cao hơn trong công tác PCTN trong thời gian tới.