Ưu điểm trong cơng tác phịng ngừa tham nhũng đối với bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính cấp trung ương

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 94 - 96)

- Tạp chí Kiểm tra

3.1.3.1.Ưu điểm trong cơng tác phịng ngừa tham nhũng đối với bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính cấp trung ương

nhà nước và các cơ quan hành chính cấp trung ương

Một là, thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, cơng khai minh bạch

trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý. Trong đó, cơng tác cải cách hành chính có tiến bộ ở các cấp, các ngành và cơ quan, đơn vị. Hệ thống thể chế được bổ sung, hoàn thiện. Thể chế, pháp luật về hành chính cơng từng bước được đổi mới, hồn thiện. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành cơ quan hành chính được điều chỉnh phù hợp. Công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị đã có nhiều chuyển biến, nhất là cơng khai, minh bạch về chính sách, pháp luật; hoạt động chất vấn, trách nhiệm giải trình...

Hai là, xây dựng, thực hiện chế độ định mức, tiêu chuẩn bảo đảm minh bạch

góp phần phịng ngừa tham nhũng, lãng phí. Trong 10 năm thực hiện Luật PCTN đến nay Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh việc rà sốt cơ chế, chính sách; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên tất cả các lĩnh vực, nhất là một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng như đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản công, chế độ hội họp, chi tiêu nội bộ, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức viên chức [12]...

Ba là, đạt được kết quả bước đầu trong thực hiện minh bạch tài sản thu nhập.

Từ năm 2007 đến nay, các bộ, ngành đã tích cực triển khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập. Đến nay, tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập đúng thời hạn đã đạt 99,5%, công khai đạt tỷ lệ 98,3%. Qua 10 năm đã xác minh được 4.859 trường hợp, phát hiện, xử lý kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực. Trong năm 2017 thực hiện Quy định số 85-QĐ/TW ngày 23/5/2017, của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Bốn là, xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm

xây dựng tính liêm chính của cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước. Qua hơn 10 năm thực hiện Luật PCTN, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động ban hành và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm

vụ, công vụ nhất là khi tiếp xúc, giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị để chấn chỉnh sai phạm. Riêng trong năm 2017 công tác kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử đã được tiến hành tại 5.667 cơ quan, tổ chức, đơn vị tại các bộ, ngành, tỉnh, thành phố, phát hiện và xử lý 192 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm (tăng 61,3% so với năm 2016) [12].

Năm là, Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về tặng quà

và nộp lại quà tặng nhằm phòng ngừa hành vi hối lộ và nhận hối lộ - biểu hiện khá phổ biến về tình trạng tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 20/12/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong đó u cầu thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà cho cấp trên dưới mọi hình thức; tiếp tục quán triệt và chấp hành nghiêm Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng. Thực hiện chủ trương trên và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ một số địa phương đã trả lại, không tiếp nhận xe do doanh nghiệp biếu tặng: Cà Mau trả lại 02 xe, TP. Đà Nẵng trả lại 01 xe. Có 02 trường hợp ở Bình Thuận và 01 trường hợp ở Lâm Đồng trả lại quà tặng với số tiền 32 triệu đồng. Đã kiên quyết xử lý kỷ luật cán bộ cấp cao thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp (vụ Nguyễn Xuân Anh - Ủy viên Ban Chấp Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng).

Sáu là, bước đầu đã đạt được một số kết quả thực hiện quy định về chuyển

đổi vị trí cơng tác của cán bộ, cơng chức, viên chức nắm giữ các vị trí có nguy cơ tham nhũng cao. Việc chuyển đổi vị trí cơng tác tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Riêng năm 2017 đã tiến hành chuyển đổi vị trí cơng tác 29.261 cán bộ, công chức, viên chức [12]. Thực hiện việc chuyển đổi cơng tác là cần thiết nhằm phịng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên việc thực hiện ở một số bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật cịn chưa thường xun, hình thức, thiếu kiểm tra, thanh tra việc thực hiện.

Bẩy là, quyết liệt xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham

nhũng - biện pháp giáo dục trực quan làm gương cho kẻ khác để góp phần phịng ngừa tham nhũng. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng cho

thấy, cả nước có 918 người đứng đầu và cấp phó đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 118 trường hợp; xử lý kỷ luật 800 trường hợp. Riêng năm 2017, có 39 trường hợp người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật [12].

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 94 - 96)