Những nội dung cụ thể về hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan hành chính nhà

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 54 - 62)

- Tạp chí Kiểm tra

2.2.1.2.Những nội dung cụ thể về hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan hành chính nhà

của Đảng trong phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

Thứ nhất, thơng qua hoạt động kiểm tra của Đảng thực hiện các biện pháp

phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.

Một là, thơng qua hoạt động nâng cao nhận thức cho cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, đảng về PCTN và vị trí, vai trị cơng tác kiểm tra, giám sát của đảng trong PCTN đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.

- Các cấp ủy trong các bộ, ngành Trung ương tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt việc nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định của Trung ương,

của cấp ủy cấp trên về PCTN và thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị phải có quyết tâm chính trị cao trong PCTN, ln làm tốt cơng tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, góp phần vào cơng tác PCTN của cấp, cơ quan, đơn vị. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình các cấp uỷ, tổ chức đảng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, từng vị trí cán bộ, cơng chức; đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc ngăn ngừa, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí xảy ra ở cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời thực hiện tốt việc cơng khai, minh bạch để quần chúng có ý kiến tham gia phê bình cán bộ, đảng viên hoặc cung cấp những biểu hiện tham nhũng của cán bộ, đảng viên cho tổ chức đảng và người có trách nhiệm để xử lý từ đó nâng cao ý thức tự giác, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình.

- Nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trị và tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong PCTN. Thông tin kịp thời kết quả công tác kiểm tra, giám sát trong đảng, nhất là nội dung về PCTN, lãng phí, tiêu cực, góp phần định hướng tư tưởng, tạo niềm tin cho cán bộ, đảng viên, công viên chức và người lao động trong đấu tranh PCTN của cơ quan, đơn vị và của Đảng và nhà nước trong tình hình hiện nay.

Hai là, thơng qua hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề đối với tổ chức đảng và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương để chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Giám sát của Đảng gồm có giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề. Trong đó, giám sát thường xuyên gồm có giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp; giám sát chuyên đề là giám sát trực tiếp theo chuyên đề.

Nội dung thực hiện giám sát đối với tổ chức đảng: việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực phụ trách và những nội dung do cấp ủy giao.

Nội dung thực hiện giám sát đối với đảng viên: việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Việc tiến hành giám sát theo cả hai hình thức là giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề, giám sát trực tiếp, giám tiếp trong đó giám sát thường xuyên và gián tiếp

-Đối với giám sát thường xuyên:

+ Thông báo cho đối tượng giám sát biết thành viên UBKT (phụ trách) cán bộ cơ quan UBKT được phân công theo dõi địa bàn, lĩnh vực công tác được phân công thực hiện nhiệm vụ giám sát tại tổ chức đảng để biết.

+ Thực hiện giám sát thường xuyên chủ yếu bằng giám sát gián tiếp thông qua báo cáo của tổ chức đảng, đảng viên, thông tin từ cán bộ, đảng viên, quần chúng, phương tiện báo chí, truyền thơng và giám sát trực tiếp thông qua dự các cuộc họp của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới để nắm tình hình, theo dõi, quan sát đối với tổ chức đảng và đảng viên theo thẩm quyền.

- Đối với giám sát trực tiếp:

+ Thành viên UBKT được dự các cuộc họp thường kỳ, đột xuất của cấp ủy cùng cấp (trừ cuộc họp có nội dung cần bàn riêng).

+ Ủy ban Kiểm tra cử thành viên UBKT và cán bộ thường xuyên theo dõi địa bàn, lĩnh vực công tác và thông báo cho tổ chức đảng được phân công theo dõi biết. Các đồng chí này được dự các cuộc họp, hội nghị thường kỳ, đột xuất của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy cấp dưới và các tổ chức đảng trực thuộc cấp ủy cùng cấp, nơi được phân công theo dõi; dự các hội nghị của tổ chức đảng cấp dưới trực thuộc tổ chức đảng được phân công phụ trách hoặc theo khi cần thiết.

+ Thành viên UBKT và kiểm tra viên, chuyên viên cơ quan UBKT tham gia các đồn cơng tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, các ban xây dựng Đảng của cấp ủy cùng cấp; dự các cuộc họp khi được mời.

+Các đồng chí thành viên UBKT gặp gỡ, trao đổi đối với đối tượng giám sát.

+ Trực tiếp xuống đôn đốc, nhắc nhở, theo dõi đối tượng kiểm tra chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định của tổ chức đảng cấp trên; chấp hành thông báo kết quả giám sát sau khi đối tượng được giám sát.

- Đối với giám sát gián tiếp:

+ Nghiên cứu các văn bản, báo cáo, các thông báo kết luận về các cuộc kiểm tra, giám sát; kết quả tự phê bình và phê bình, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, tổ hức đảng cấp dưới và đảng viên.

+ Ý kiến trao đổi, phẩn ánh, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giám sát của các tổ chức nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội; phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Xem xét đơn tố cáo, phản ánh, kiến nghị của đảng viên và quần chúng; khiếu nại của tổ chức, cá nhân đối với tổ chức đảng và đảng viên.

- Đối với giám sát chuyên đề: Thực hiện việc giám sát theo các chuyên đề cụ

thể, trên cơ sở thành lập các đoàn giám sát của cấp ủy và UBKT cấp ủy, tập trung nội dung, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

Thứ hai, thông qua hoạt động công tác kiểm tra của Đảng thực hiện các biện pháp

phát hiện, xử lý tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.

Một là, thực hiện các biện pháp phát hiện vi phạm tham nhũng trong các cơ

quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thông qua việc tiếp nhận và xử lý đơn thư phản ánh, tố cáo về tham nhũng theo thẩm quyền; các kênh thông tin, phản ánh, kiến nghị qua báo chí và dư luận xã hội phục vụ cho việc phát hiện tham nhũng.

- Tố cáo là một trong những quyền và trách nhiệm cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và trong Luật khiếu nại, tố cáo. Nội bộ Đảng cũng quy định việc tố cáo và trách nhiệm giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên. Việc phát huy vai trò và trách nhiệm của nhân dân tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ tố cáo góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, trong đó có tố cáo tham nhũng là rất cần thiết.

- Giải quyết tố cáo trong Đảng là việc chủ thể kiểm tra tiến hành kiểm tra, làm rõ đúng, sai về những nội dung tố cáo đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên để xem xét, kết luận và xử lý.

- Về nội dung giải quyết tố cáo:

+ Đối với tổ chức đảng: những nội dung liên quan đến việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đoàn kết nội bộ.

+ Đối với đảng viên: những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên (quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 12, Điều lệ Đảng) việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

+ Trường hợp UBKT chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

- Về đối tượng tố cáo phải giải quyết đối với đảng viên:

Tập trung giải quyết các tố cáo cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý; người làm công tác nhân sự của cấp ủy cấp mình.

Đối tượng bị tố cáo là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý thì UBKT cấp trên chủ trì giải quyết, có sự phối hợp của UBKT cấp dưới.

Trường hợp đối tượng bị tố cáo là cán bộ do cấp ủy cấp dưới quản lý nhưng khi bổ nhiệm hoặc bầu cử phải có ý kiến của các ban đảng có liên quan của cấp ủy cấp trên thì do UBKT cấp dưới chủ trì giải quyết, nhưng phải báo cáo để có sự chỉ đạo hoặc phối hợp của UBKT cấp trên.

Đối với tố cáo đảng viên khác thì căn cứ phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy để chuyển đến cấp ủy, tổ chức đảng hoặc UBKT cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

- Về đối tượng tố cáo phải giải quyết đối với tổ chức đảng:

Tập trung giải quyết tố cáo đối với tổ hức đảng cấp dưới trực tiếp. Nếu tố cáo tổ chức đảng cấp dưới cách nhiều cấp thì chuyển tổ chức đảng cấp dưới có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Đối với tố cáo cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hoặc thường trực cấp ủy cùng cấp và cấp trên, UBKT khơng có thẩm quyền xem xét, giải quyết; khi nhận được tố cáo này, UBKT phải kịp thời chuyển cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hoặc UBKT cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

- Đối với những trường hợp không xem xét, giải quyết:

+ Những trường hợp có liên quan đến lịch sử chính trị hoặc hoạt động chính trị hiện hành của đảng viên thì chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

+ Đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật tố cáo quy định) xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng khơng có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc; đơn tố cáo có tên nhưng nội dung khơng cụ thể, khơng có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nôi dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng; đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.

+ Trường hợp người bị tố cáo đang mắc bệnh hiểm nghèo, khơng có khả năng phục hồi sức khỏe thì cũng khơng xem xét, giải quyết.

*Thông qua hoạt động kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tập trung vào tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý và các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng hoặc có nhiều dư luận bức xúc.

- Phát hiện dấu hiệu vi phạm là việc tổ chức, cá nhân bằng hình thức, trách

nhiệm của mình tiến hành nhận diện, phân tích, tìm ra những thơng tin, tài liệu, hiện vật cho thấy tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên đó khơng tn theo, khơng làm hoặc làm trái một hoặc một số điều quy định của Đảng, Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Xác định dấu hiệu vi phạm là việc tổ chức đảng tiến hành phân tích, đánh giá dấu hiệu vi phạm, để đưa ra quyết định có kiểm tra hay

- Việc phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng cấp dưới được thực hiện thông qua: công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra của cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế. Báo cáo, kiến nghị của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới. Tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của đảng viên và quần chúng. Tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; chất vấn của đảng viên; việc bình xét, phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức đảng.

- Việc phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm của đảng viên được thực hiện thông qua: công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra của cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và giám sát của nhân dân. Tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; việc bình xét, phân tích chất lượng đảng viên, tổ chức đảng. Tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của đảng viên và quần chúng. Phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng đã được kiểm chứng.

- Về nội dung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng:

+ Việc chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+ Việc thực hiện cac nguyên tắc của Đảng.

+ Việc thực hành tiết kiệm, phịng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm,

+ Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Việt tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

- Về nội dung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên:

+ Việc chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là việc tuân thủ các văn bản pháp quy trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng cơ quan, đơn vị.

+ Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. + Việc chấp hành quy chế làm việc.

+ Việc giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống, đồn kết thống nhất nội bộ.

+ Việc thực hiện quy định về nêu gương và quy định về những điều đảng viên không được làm.

Hai là, xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Việc xử lý cán bộ, đảng viên khi có hành vi tham nhũng thông qua công tác kiểm tra của Đảng được thực hiện theo quy định về thi hành kỷ luật của Đảng gồm các nội dung sau:

* Về kỷ luật nội bộ Đảng:

- Cương lĩnh chính trị của Đảng định hướng về đường lối, quan điểm, chính sách, hệ thống chính trị và vai trị lãnh đạo của Đảng. Mọi tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị của Đảng.

- Điều lệ Đảng là “bộ luật” chung của tồn Đảng, quy định mục đích của Đảng; các ngun tắc cơ bản về xây dựng Đảng; nguyên tắc tổ chức và hệ thống tổ chức của Đảng; nhiệm vụ quyền hạn của các tổ chức đảng và đảng viên; sự lãnh đạo

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 54 - 62)