Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm và bất cập về phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 127 - 131)

- Tạp chí Kiểm tra

3.2.3.Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm và bất cập về phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng

chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng thông qua công tác kiểm tra của Đảng

Thứ nhất, một số cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về

PCTN, lãng phí và vai trị, trách nhiệm của mình; chưa nhận thức đầy đủ về quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong cơng tác PCTN, lãng phí. Do đó giữa quyết tâm chính trị của cấp ủy đảng, chính quyền và hành động thực tiễn của một số cấp ủy, chính quyền trong các cơ quan, đơn vị trong đấu tranh PCTN chưa cao. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đơn đốc thực hiện cơng tác PCTN.

Tình trạng suy thối về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, mà cịn có mặt, có bộ phận diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, như chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng; thấy đúng khơng bảo vệ, thấy sai khơng đấu tranh; nói khơng đi đơi với làm, tham nhũng, lãng phí; “lợi ích nhóm”, dư luận cịn bức xúc về tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy dự án, đây là những biểu hiện tham nhũng tinh vi, nhạy cảm, khó phát hiện; tuy nhiên, qua kiểm điểm vẫn chưa làm rõ được thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình, xảy ra ở đâu, ai chịu trách nhiệm. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, cơng chức, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, thiếu tu dưỡng, rèn luyện; có những trường hợp phạm tội tham nhũng phải xử lý theo pháp luật.

Thứ hai, nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT cấp ủy trong các

bộ, ngành cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương cịn hạn chế, chưa thấy hết vị trí, vai trị và tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong PCTN, nên chưa chú trọng chỉ đạo thực hiện và tạo điều kiện cho cấp ủy, UBKT cấp ủy thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, giám sát trong PCTN ở cơ quan, đơn vị mình.

Cơng tác quản lý cán bộ cịn hạn chế. Đây đang là khâu yếu trong sự lãnh đạo của Đảng. Nguyên nhân chính là do bố trí cán bộ khơng đúng và kiểm tra, giám sát, đôn đốc thiếu sâu sát, kịp thời.

Thứ ba, một số quy định của Đảng và Nhà nước còn thiếu, chưa đầy đủ, đồng

bộ để có cơ sở trong việc kiểm tra, xem xét, kết luận xử lý vi phạm kỷ luật đảng nói chung, vi phạm tham nhũng nói riêng, thể hiện:

Cơ chế UBKT do cấp ủy bầu hiện nay có nhiều điểm bất cập, khơng mang tính độc lập nhất định trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, có nhiều khó khăn, vướng mắc và dễ bị chi phối trong thực thi quyền lực. Chưa có quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm, thẩm quyền cho UBKT thực hiện và kiểm sốt quyền lực. Về mơ hình tổ chức của UBKT các cấp chưa hồn thiện, tuy đã có trách nhiệm, thẩm quyền trong PCTN nhưng chưa có đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát về PCTN và kiểm soát quyền lực. Phương pháp thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của UBKT các cấp cịn chưa phù hợp có nhiều bất cập.

Ủy ban Kiểm tra và Cơ quan UBKT trong các bộ, ngành chưa được kiện toàn, cán bộ kiểm tra cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm. Một số UBKT chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hướng vào vi phạm tham nhũng do nể nang, né tránh, ngại va chạm vì đối tượng tham nhũng thường là cán bộ có chức, có quyền, đáng lưu ý là nhận thức về hành vi tham nhũng còn lẫn lộn hoặc né tránh ở nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra từ đó bỏ lọt lỗi phạm phải xử lý hoặc xử lý khơng đúng tính chất, mức độ, thậm chí có cấp uỷ cịn coi hành vi tham nhũng chỉ là sơ xuất trong quản lý tài chính…Có một số trường hợp, do người được giao nhiệm vụ đi giám sát, kiểm tra thiếu công tâm, khách quan, vi phạm, tiêu cực dẫn tới nhận định thiên lệch, thậm chí xuyên tạc, bóp méo sự thật. Do vậy cần nghiên cứu thí điểm và từng bước sát nhập UBKT với các cơ quan tương đồng của Đảng và Nhà nước như Thanh tra và Ban nội chính cùng cấp để bảo đảm tổ chức thực hiện nhiệm kiểm tra, giám sát PCTN và giám sát, kiểm sốt quyền lực. Trên cơ sở đó bổ sung chức năng nhiệm vụ cho UBKT sau khi sát nhập cho phù hợp, nhất là chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy về PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực. Từng bước nghiên cứu xây dựng quy định và tổ chức thực hiện chế độ tuần thị của UBKT Trung ương và UBKT cấp ủy thực hiện có hiệu quả cơng tác giám sát trong Đảng, bảo đảm kiểm soát quyền lực bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Để tiến tới thành lập cơ quan giám sát nhà nước thực hiện chế độ giám sát và kiểm soát quyền lực bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ PCTN trong bộ máy nhà nước và trong cả hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó hệ thống chính sách, pháp luật chưa hồn thiện, nhất là pháp luật về PCTN như công khai minh bạch trong quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai, công tác quản lý dấu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản công, thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước, về cơng tác tổ chức cán bộ, quy định chế độ cho, tặng quà, cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ thu nhập của cán bộ, công chức, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích về PCN…

Thứ tư, trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ kiểm tra cịn hạn chế nên khơng

chủ động, chưa phát hiện, chậm phát hiện dấu hiệu vi phạm để kiểm tra, hoặc giải quyết tố cáo dấu hiệu vi phạm tham nhũng nhưng khơng kết luận được có vi phạm, do đó chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giải quyết tố cáo tham nhũng còn hạn chế. Đáng lưu

ý là tồn hệ thống chưa có đội ngũ cán bộ và tổ chức chuyên trách nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ PCTN mà đây là lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi nghiệp vụ và chuyên sâu cao. Trong khi đó, đối tượng tham nhũng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có sự móc nối cấu kết chặt chẽ, kể cả cấp dưới với cấp trên và bao che cho nhau, ít có chứng cứ trực tiếp, tự phê bình và phê bình của đối tượng vi phạm tham nhũng và tổ chức đảng có liên quan thấp, nên khó xác định, kết luận được chuẩn xác.

Thứ năm, công tác phối hợp giữa các cơ quan có chức năng, nhiệm PCTN

chưa đồng bộ, chồng chéo và cơ chế mạnh ai nấy làm, khơng chủ động, tích cực chia sẻ thông tin với nhau. Việc phối hợp giữa UBKT với các tổ chức đảng và ngay việc phối hợp giữa UBKT cấp trên với UBKT cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nói chung và trong cơng tác PCTN nói riêng chưa thường xun, chất lượng cịn hạn chế.

Kết luận chƣơng 3

Nghiên cứu thực trạng PCTN trong bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương cho chúng ta thấy những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân trong thời gian trên 10 năm thực hiện Luật đến nay. Đồng thời PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng từ Đại hội X đến nay (2006-2019) cho ta thấy những kết quả và thành tựu đạt được, cũng như những nét cơ bản về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của UBKT Trung ương và UBKT cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ cơng tác PCTN các cơ quan chính nhà nước cấp trung ương; thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơng tác kiểm tra của Đảng, trong đó có nhiệm vụ của UBKT Trung ương và UBKT các cấp ủy

trong PCTN đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào cơng tác đấu tranh PCTN của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thời gian qua, quá trình thực hiện nhiệm vụ cơng tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng cũng bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập so với yêu cầu thực tế về PCTN và trách nhiệm của cấp ủy, UBKT các cấp thì việc kiểm tra trong PCTN chưa đáp ứng yêu cầu, chưa chủ động phát hiện dấu hiệu vi phạm về tham nhũng, nhiều vụ việc tham nhũng chưa được phát hiện kịp thời để kiểm tra, có vụ việc nghiêm trọng một thời gian dài mới được phát hiện để kiểm tra, tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn hạn chế. Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ, chưa thật sự coi kiểm tra của Đảng là những chức năng lãnh đạo nên chưa gắn với quá trình lãnh đạo; chưa xây dựng được chương trình kiểm tra cả nhiệm kỳ. Cơng tác chỉ đạo thực hiện sự phối hợp giữa UBKT với các tổ chức đảng, cơ quan có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ.

Nguyên nhân cơ bản của thực trạng nêu trên là sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, người đứng đầu tổ chức đảng, đồn thể chính trị - xã hội ở các bộ, ngành Trung ương trong PCTN còn chưa quyết liệt, nghiêm minh, lúng túng trong phương thức chỉ đạo, kể cả cịn tình trạng nể nang, né tránh, quyết tâm chính trị chưa cao. UBKT các cấp chưa phát huy hết trách nhiệm, vai trò của nhân dân và các cơ quan báo chí bằng các phương thức hữu hiệu trong công cuộc PCTN. Một số UBKT chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hướng vào vi phạm tham nhũng do nể nang, né tránh, ngại va chạm vì đối tượng tham nhũng thường là cán bộ có chức, có quyền, đáng lưu ý là nhận thức về hành vi tham nhũng còn lẫn lộn hoặc né tránh ở nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, UBKT từ đó bỏ lọt lỗi phạm phải xử lý hoặc xử lý khơng đúng tính chất, mức độ, thậm chí có cấp uỷ cịn coi hành vi tham nhũng chỉ là sơ xuất trong quản lý tài chính…

Từ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng đặt ra yêu cầu cần phải có giải pháp cụ thể để phát huy vai trị của cơng tác kiểm tra của Đảng nói chung và cấp ủy, UBKT cấp ủy trong đấu tranh PCTN hiện nay.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 127 - 131)