Khái niệm công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 38 - 39)

NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG

2.1.3.1.Khái niệm công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam

Để thực hiện sứ mệnh của Đảng cẩm quyền, Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã luôn coi trọng công tác kiểm tra và khẳng định kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo quan trọng, góp phần lớn trong việc hồn thành mọi nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng của đất nước, của Đảng và dân tộc. Trong điều kiện xây dựng Đảng và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, công tác kiểm tra của Đảng được nhận thức đầy đủ hơn, thúc đẩy sự đoàn kết, sức chiến đấu trong Đảng và đặc biệt là góp phần quan trọng trong PCTN. Trong các tác phẩm của mình, Lê Nin đã nhấn mạnh tính tất yếu của cơng tác kiểm tra của Đảng. Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị các các lĩnh vực thì khi đường lối đã xác định, phương hướng đã được thơng qua thì cần lựa chọn người và kiểm tra cơng việc thực tế. Theo Lênin: “Kiểm tra tạo ra tinh thần trách nhiệm cao và kỷ luật nghiêm ở mỗi cán bộ, đảng viên, mặt khác kiểm tra sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh "chống chủ nghĩa quan liêu, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy óc sáng kiến, nhằm phát hiện, lột mặt nạ và đuổi ra khỏi Đảng những kẻ lén lút chui vào Đảng" [40, tr109]. Chủ tịch Hồ Chí cũng ln khẳng định “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành cơng hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức cơng việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vơ ích” [48, tr.520]. Như vậy, công tác kiểm tra của Đảng gồm những hoạt động sau:

Thứ nhất, công tác kiểm tra của Đảng cộng sản Việt Nam của tổ chức đảng từ

Trung ương đến cơ sở. Theo quy định Điều lệ Đảng: “Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng”. Công tác kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận những ưu điểm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm bảo đảm cho các quyết định, quy

định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, có kết quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng đảng. Công tác giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, điều lệ đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, kịp thời tác động để mọi hoạt động đúng quĩ đạo, mục tiêu, yêu cầu đã được xác định, góp phần phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng đảng.

Thứ hai, việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức

đảng phải do cấp ủy và UBKT cấp ủy thực hiện theo thẩm quyền.

Thứ ba, chủ thể thực hiện chức năng kiểm tra của Đảng là cấp ủy, UBKT

cấp ủy từ trung ương đến cơ sở, cụ thể là:

+ Ở trung ương: Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; UBKT Trung ương.

+ Ở đảng bộ trực thuộc trung ương: Ban chấp hành, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; UBKT các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

+ Ở đảng bộ cấp trên cơ sở trực tiếp (cấp huyện và tương đương): Ban chấp hành, ban thường vụ các huyện ủy, thị ủy, quận ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh, thành phố; cấp ủy, Ban Cán sự đảng (BCS đảng), đảng đoàn các bộ, ngành, đoàn thể trung ương; UBKT các huyện ủy, thị ủy, quận ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh, thành phố; UBKT cấp ủy các bộ, ngành, đoàn thể trung ương.

+ Ở tổ chức đảng cơ sở: Ban chấp hành, ban thường vụ, chi ủy; UBKT Đảng ủy

cơ sở.

Do vậy, công tác kiểm tra của Đảng cộng sản Việt Nam bao gồm: công tác

kiểm tra, giám sát của cấp ủy, UBKT cấp ủy từ trung ương đến cơ sở thực hiện theo thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 38 - 39)