Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện thể chế của Đảng cho Ủy ban Kiểm tra các cấp đối với phòng, chống tham nhũng và giám sát, kiểm soát quyền

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 136 - 141)

- Tạp chí Kiểm tra

4.2.1.2.Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện thể chế của Đảng cho Ủy ban Kiểm tra các cấp đối với phòng, chống tham nhũng và giám sát, kiểm soát quyền

ƢƠNG THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 4.1 QUAN ĐIỂM PHÕNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CÁC CƠ

4.2.1.2.Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện thể chế của Đảng cho Ủy ban Kiểm tra các cấp đối với phòng, chống tham nhũng và giám sát, kiểm soát quyền

Kiểm tra các cấp đối với phòng, chống tham nhũng và giám sát, kiểm soát quyền lực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

Thứ nhất, hồn thiện thể chế của Đảng về trách nhiệm, thẩm quyền của UBKT các cấp đối với PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế về công tác PCTN, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, trong đó có quy định về vai trị, trách nhiệm

của UBKT các cấp trong đấu tranh PCTN. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, trách nhiệm cho UBKT trong thực hiện nhiệm vụ PCTN.

Từ vấn đề nêu trên, để có cơ sở pháp quy, tạo điều kiện cho UBKT các cấp trong thực hiện nhiệm kiểm tra, giám sát về PCTN, ngày 10/5/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 01-Qđi/TW (Quy định số 01) quy định trách nhiệm và thẩm quyền của UBKT trong công tác PCTN. Đây là thiết chế quan trọng, thể hiện rõ trách nhiệm và thẩm quyền của UBKT trong PCTN, tạo điều kiện thuận lợi cho UBKT trong thực hiện nhiệm, góp phần tích cực vào cơng tác PCTN hiện nay.

Song để bảo đảm tính pháp lý các cấp có thầm quyền cần nghiên cứu bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chế tài xử lý trách nhiệm của UBKT các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên” như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII đã nêu ra. Đồng thời nghiên cứu nội dung trình cấp thẩm quyền cho thực hiện thí điểm vận dụng phương pháp thị sát, điều trần khi tiến hành kiểm tra, giám sát đối với những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của UBKT - Kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc theo những nội dung phù hợp với thực tiễn nước ta, như cho UBKT được huy động các lực lượng của cơ quan thanh tra, kiểm sát, cơng an…vào tham gia các cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp, nhất là vi phạm về tham nhũng.

Trên cơ sở đó, nghiên cứu thành lập Cục PCTN trực thuộc UBKT Trung ương (sau này là Ban Kiểm tra - Thanh tra Trung ương) và Phòng PCTN trực thuộc Ban Kiểm tra - Thanh tra cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có chức năng PCTN theo thẩm quyền. Đồng thời nghiên cứu luật hóa những nội dung về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của UBKT các cấp trong đấu tranh PCTN (Nội dung

này đã có đề xuất ý kiến chuyên gia theo Phụ lục đính kèm).

Thứ hai, nghiên cứu bổ sung quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của UBKT các cấp đối với việc giám sát, kiểm soát quyền lực trong cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

Theo quan điểm về xây dựng, hồn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực trong thể chế chính trị, đó là: “Cơ chế kiểm sốt quyền lực trong thể chế chính trị phải bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền lực của tất cả các cơ quan, tổ chức, các chức danh trong

hệ thống chính trị, khơng có ngoại lệ…”. Để đạt được mục tiêu đó, tất cả các chủ thể quyền lực trong hệ thống chính trị phải được kiểm sốt, bảo đảm quyền lực khơng bị lạm dụng, lợi dụng và tha hóa; mọi tổ chức đảng, cơ quan nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Hồn thiện và thực hiện cơ

chế kiểm sốt quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương”. Nghị

quyết Trung ương 6 khóa XII, cụ thế hóa Nghị quyết Đại hội XII, xác định: “…xây

dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện”.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã cụ thể hóa chủ trương kiểm sốt quyền lực của Đảng bằng các quy chế, quy định và tổ chức thực hiện nghiêm túc, trong đó chú trọng cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phù hợp với tình hình thực tế, xác định quyền và trách nhiệm của tập thể và cá nhân. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng đã đạt được những kết quả quan trọng trong kiểm soát quyền lực, nhất là việc lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực để trục lợi, thông qua công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, UBKT các cấp. Thể hiện thông qua việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT Trung ương và UBKT các cấp đã tiến hành kiểm tra, giám sát thực hành tiết kiện, PCTN, lãng phí; kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII, kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo…Tuy nhiên, cơng tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng đối với kiểm soát quyền lực là một vấn đề mới, chưa được nghiên cứu toàn diện, cụ thể, ngay trong Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng cũng chưa quy định về nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp trong việc kiểm soát quyền lực.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cần phải đưa nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm kiểm tra, giám sát góp phần quan trọng trong kiểm soát quyền lực, nhất là kiểm soát quyền lực đối với cơ quan nhà nước. Do vậy các cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm cho UBKT các cấp trong kiểm soát quyền lực, cụ thể:

Nghiên cứu ban hành “Quy định của Đảng về chức năng, nhiệm vụ và trách

nhiệm, thẩm quyền của UBKT các cấp trong việc giám sát, kiểm sốt quyền lực”.

Để UBKT có đủ thẩm quyền thực hiện có hiệu quả phịng, chống tha hóa quyền lực, tham nhũng, “lợi ích nhóm” theo tinh thần Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về kiểm sốt quyền lực và lấy UBKT làm cơ quan chuyên trách giám sát, kiểm sốt quyền lực.

Trên cơ sở đó, UBKT Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Quy chế số 02-QC/UBKTTW (Quy chế 02), ngày 28/7/2017 của UBKT Trung ương: Quy chế công tác đối với cán bộ theo dõi địa bàn, lĩnh vực của Cơ quan UBKT Trung ương đối với các bộ, ngành thuộc các cơ quan hành chính cấp trung ương. Theo yêu cầu nhiệm vụ nắm tình hình, kịp thời phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên tại địa bàn được phân công theo dõi, kịp thời báo cáo đề xuất Thường trực Ủy ban xem xét, quyết định. Tham mưu, báo cáo và chịu trách nhiệm về nhận xét, thẩm định nhân sự dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, ứng cử, quy hoạch, luân chuyển, điều động ở địa bàn, lĩnh vực…

Đồng thời nghiên cứu thành lập Cục Giám sát, kiểm soát quyền lực thuộc UBKT Trung ương (sau này là Ban Kiểm tra - Thanh tra - Kỷ luật Trung ương) và Phịng Giám sát, kiểm sốt quyền lực trực thuộc Ban Kiểm tra - Thanh tra cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có chức năng giám sát, kiểm soát quyền lực theo thẩm quyền và nhiệm vụ quy định. Trên cơ sở đó luật hóa những nội dung về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của UBKT các cấp trong việc giám sát và kiểm soát quyền lực. (Nội dung này đã có đề xuất ý kiến chuyên gia theo Phụ lục đính kèm).

Ở đây, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc về cơ chế thực hiện việc UBKT các cấp do đại hội cùng cấp bầu, quy định về thẩm quyền, trách nhiệm và chức năng, nhiệm vụ của UBKT là trung tâm điều phối trong PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực. Nhất là UBKT Kỷ luật Trung Quốc được trao quyền lực rất lớn trong thực thi nhiệm vụ. Trong đó, UBKT Kỷ luật Trung ương Trung Quốc có quyền triệu tập và giam giữ bất kỳ quan chức nào mà họ nghi ngờ vi phạm các quy tắc và quy định của Đảng. Thông thường, ủy ban này chỉ đưa ra các kỷ luật về mặt đảng, những kết luận điều tra của nó sẽ được chuyển cho chính quyền để truy tố và các đối tượng thuộc diện “chuyển hồ sơ” như vậy thường sẽ nhận một bản án nặng [110].

Thứ ba, nghiên cứu vận dụng thực hiện chế độ tuần thị của UBKT kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc để góp phần thực hiện có hiệu quả PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.

Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc chế độ tuần thị là một trong những nội dung quan trọng trong cơ chế giám sát trong Đảng, là một hình thức giám sát được tiến hành trong nội bộ Đảng, theo đó tổ chức đảng các cấp và đảng viên tiến hành giám sát và đơn đốc tình hình tu dưỡng đạo đức của cán bộ, đảng viên, tình hình tổ chức đảng các cấp thực hiện bảo vệ quyền lợi của đảng viên, tình hình thực hiện các quy định và Điều lệ Đảng, cũng như việc thi hành quyền lực của cán bộ, đảng viên thơng qua các hình thức như kiểm tra, đánh giá, báo cáo lên trên và xử lý theo Điều lệ Đảng, pháp luật, pháp quy của Nhà nước. Bản chất công tác giám sát trong Đảng là sự tự điều chỉnh, tự ràng buộc và tự hoàn thiện của Đảng.

Qua nghiên chế độ tuần thị của UBKT các cấp Đảng Cộng sản Trung Quốc giúp cho việc vận dụng thực hiện công tác kiểm tra của Đảng và UBKT các cấp trong tình hình hiện nay, do vậy cần thiết nghiên cứu để vận dụng thực hiện trong PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực vào điều kiện hiện nay theo hướng sau:

Nghiên cứu xây dựng và thực hiện Quy định về chế độ công tác tuần thị cho cấp ủy, UBKT các cấp bao gồm nội dung về: tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc làm việc, quản lý cơ cấu và nguồn lực, nội dung và phạm vi, cách thức làm việc và quyền hạn, kỷ luật, cùng với trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong công tác tuần thị, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện của từng cơ quan, đơn vị.

Trên cơ sở đó tổ chức thực hiện nhiệm vụ cơng tác này trong UBKT các cấp, cụ thể: Đối với UBKT Trung ương tiến hành thành lập các Tổ Tuần thị Trung ương thực hiện nhiệm vụ tại các cấp ủy, tổ chức đảng trong các bộ, ngành cơ quan hành chính cấp trung ương. Đối với UBKT các cấp ủy các bộ, ngành thành lập các Tổ Tuần thi đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ.

Đồng thời bố trí cán bộ của UBKT Trung ương (sau này là Ban Kiểm tra -

Thanh tra - Kỷ luật Trung ương) thuộc Cục Giám sát, vẫn chịu sự quản lý và hưởng

lương, chế độ theo cơ quan UBKT Trung ương để tăng cường tại các bộ, ngành Trung ương. Đối với các cơ quan như: Cơ quan chuyên trách Phòng, chống tham nhũng, Quốc hội, Chính phủ, Kiểm tốn Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Cơng an và (Thanh tra Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chưa sát nhập vào UBKT Trung ương)... có thể bố trí tổ cán bộ tăng cường (từ 3 đến

5 cán bộ, gồm tổ trưởng, tổ phó và các thành viên). Ở các bộ, ngành khác bố trí nhóm (từ 1 đến 3 cán bộ) tăng cường tại các cơ quan này để thực hiện nhiệm vụ giám sát của UBKT Trung ương, trong đó có nhiệm vụ PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực tại các cơ quan này.

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 136 - 141)