Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại của phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 99 - 101)

- Tạp chí Kiểm tra

3.1.4.2.Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại của phòng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

nhũng trong bộ máy nhà nước và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

- Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, phịng ngừa tham nhũng có nội hàm rộng, đa dạng và phức tạp,

liên quan đến nhiều chính sách, pháp luật và hầu hết các lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng thời gian qua mới tập trung thực hiện ở khu vực cơng và đối với người có chức vụ, quyền hạn. Trong khi đó, các mối quan hệ kinh tế - xã hội làm nảy sinh tham nhũng lại rất phức tạp, khơng chỉ bó hẹp trong khu vực này.

Thứ hai, thể chế, chính sách về quản lý kinh tế-xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn

còn bộc lộ nhiều sơ hở, bất cập; việc tổ chức thực hiện ở nhiều khâu vẫn thiếu công khai, dân chủ, chưa minh bạch thơng tin về cơ chế, chính sách, pháp luật; chưa xóa bỏ cơ chế “xin-cho” vốn tồn tại từ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp… những nhân tố đó vơ tình hay hữu ý đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc dung dưỡng lòng tham và làm nảy sinh tham nhũng, nhất là trên những lĩnh vực được coi là “màu mỡ”, như quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; khai thác tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng; quản lý vốn, tài sản nhà nước; công tác tổ chức-cán bộ; hoạt động tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khốn; lĩnh vực y tế, giáo dục- đào tạo; hoạt động thanh tra, kiểm tra, hải quan…

Thứ ba, nhiều quy định của Luật PCTN và các văn bản quy phạm pháp luật dưới

luật khi triển khai thực hiện trong thực tiễn xã hội đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất cập. Ngoài ra, quy định việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cũng còn nhiều vướng mắc, chưa nghiêm; việc ln phiên chuyển đối vị trí cơng tác đối với một số chức danh cán bộ, cơng chức cịn thiếu tính khả thi; trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn chưa rõ ràng; cơng khai minh bạch cịn hình thức, đối phó...

-Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, một số cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu

chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phịng ngừa tham nhũng; một số nơi có biểu hiện coi nhẹ, chậm chỉ đạo thực hiện, không thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; đã phát hiện nhiều vụ án tham nhũng lớn người đứng đầu là chủ mưu, đồng phạm, lợi ích nhóm, bao che cho tham nhũng. Việc quán triệt, chấp hành các quy định về phòng ngừa tham nhũng ở một số nơi chưa tốt, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm.

Thứ hai, cơng tác xây dựng, hồn thiện chính sách, pháp luật về phịng ngừa

tham nhũng cịn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều quy định qua quá trình thực hiện, sơ kết, tổng kết đã bộc lộ hạn chế, bất cập nhưng việc sửa đổi, bổ sung, khắc phục cịn chậm; việc cụ thể hóa các biện pháp phịng ngừa tham nhũng khi xây dựng, hồn thiện thể chế, chính sách trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội chưa được chú trọng đúng mức; một số nội dung, biện pháp phịng ngừa tham nhũng theo quy định của Cơng ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng hoặc đã có chủ trương, nghị quyết của Đảng nhưng chưa được nội luật hóa, thể chế hóa kịp thời…

Thứ ba, tình trạng suy thối đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán

bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý hoặc tiêu cực, tham nhũng khi có điều kiện. Ở nhiều nơi vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ quản lý và đảng viên không được phát huy đúng mức.

Thứ tư, năng lực, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức làm

công tác PCTN chưa đáp ứng u cầu của cơng tác PCTN trong tình hình hiện nay; hiệu quả hoạt động của một số cơ quan, đơn vị có chức năng phát hiện, xử lý tham nhũng cịn hạn chế; thậm chí cịn xảy ra tiêu cực, tham nhũng ngay trong chính các cơ quan, đơn vị này [61, tr.107-108].

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 99 - 101)