Những giá trị tham khảo vận dụng vào việc phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng thông qua

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 83 - 87)

- Tạp chí Kiểm tra

2.4.2. Những giá trị tham khảo vận dụng vào việc phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng thông qua

nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng thông qua cơng tác kiểm tra của Đảng trong tình hình hiện nay

Từ kinh nghiệm của Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về thể chế chính trị, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, có thể rút ra những giá trị tham khảo vận dụng

trong PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua công tác kiểm tra của Đảng như sau:

Một là, công tác PCTN cần đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của

Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư thơng qua Ban Chỉ đạo PCTN. Hiện tại, công tác đấu tranh PCTN trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư là phù hợp thể hiện tính khách quan, minh bạch, chủ động trong PCTN. Đồng thời, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa cơ quan Đảng, Nhà nước trong phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng trong thời gian qua.

Hai là, nghiên cứu xây dựng đề án UBKT do đại hội đảng cùng cấp bầu và là

trung tâm và điều phối các lực lượng PCTN, được quy định tăng cường nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, các quyền năng pháp lý đủ mạnh để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phịng ngừa và chống tham nhũng, chống vi phạm kỷ luật hành chính. Nghiên cứu thí điểm và từng bước sát nhập UBKT với các cơ quan tương đồng của Đảng và Nhà nước như Thanh tra và Ban nội chính cùng cấp để bảo đảm tổ chức thực hiện nhiệm kiểm tra, giám sát PCTN và giám sát, kiểm sốt quyền lực. Trên cơ sở đó bổ sung chức năng nhiệm vụ cho UBKT sau khi sát nhập cho phù hợp, nhất là chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy về PCTN và giám sát, kiểm soát quyền lực. Từng bước nghiên cứu xây dựng quy định và tổ chức thực hiện chế độ tuần thị của UBKT Trung ương và UBKT cấp ủy thực hiện có hiệu quả cơng tác giám sát trong Đảng, bảo đảm kiểm soát quyền lực bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Để tiến tới thành lập cơ quan giám sát nhà nước thực hiện chế độ giám sát và kiểm soát quyền lực bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ PCTN trong bộ máy nhà nước và trong cả hệ thống chính trị.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về PCTN như

công khai minh bạch trong quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản công, thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước, về cơng tác tổ chức cán bộ, quy định chế độ cho, tạng quà...; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các hành vi tham nhũng. Đồng thời xây dựng cơ chế giám sát, kiểm sốt chặt chẽ thu nhập của cán bộ, cơng chức, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cùng với kiểm toán, thanh tra việc lạm dụng quyền lực để tham nhũng và phải sử dụng quyền lực Nhà nước để hạn chế tối đa việc lạm dụng quyền lực Nhà nước của những kẻ tham nhũng.

Bốn là, thơng qua chính sách truyền thơng, Nhà nước làm cho các nhà chính

trị và quan chức cao cấp hình thành nên nhận thức về đạo đức rằng mọi người sẽ không bao giờ tha thứ cho tội tham nhũng, người có tội sẽ bị trừng trị nghiêm khắc, trừng trị cả những ai bao che dung túng người tham nhũng bất kể người đó là ai. Thói quen đạo đức này đã tạo ra ý chí rất mạnh trong cơng tác PCTN. Do đó các cơ quan điều tra chống tham nhũng không bao giờ bị ngăn cản trong quá trình điều tra những vụ án tham nhũng và lại cũng khơng có khái niệm "vùng cấm" trong đấu tranh chống tham nhũng.

Năm là, đề cao quyết tâm chính trị của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền

các ngành, đơn vị thông qua sự ủng hộ thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng có đủ sức mạnh. Đây là bài học rất thành công ở Trung Quốc. Đồng thời, việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các đơn vị trong tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động từ lãnh đạo đến cán bộ, công chức, nhân dân trong cuộc đấu tranh PCTN là kinh nghiệm của các nước trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chống tham nhũng.

Sáu là, tập trung xử lý thông tin do nhân dân thông báo về hiện tượng tham

nhũng, giải quyết dứt điểm đơn thư tố cáo, nhất là đơn thư tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí tồn đọng, kéo dài; kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh, không để xảy ra tình trạng nhân dân mất lịng tin vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.

Bẩy là, thu hút các nhân viên xuất sắc vào công việc chống tham nhũng.

Đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận, nâng cao chất lượng công tác tham mưu và hiệu quả công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức chống tham nhũng. Tăng cường công tác bảo vệ hợp lý cán bộ và nhân dân tham gia chống tham nhũng.

Tám là, tăng cường phối hợp hoạt động giữa Ban Chỉ đạo PCTN của Trung

ương với các cơ quan chống tham nhũng của địa phương nhằm giám sát phòng ngừa sai phạm; nâng cao chất lượng trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật.

Chín là, tiếp tục chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật đối với các cơ quan quản lý nhà

thực hiện nghiêm chế độ kiểm soát nội bộ trong các cơ quan hành chính; phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong đấu tranh PCTN.

Mười là, kịp thời khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong

cơng tác đấu tranh PCTN; kiên quyết xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm các quy định về PCTN; công báo, công khai kết quả xử lý các đối tượng, vụ việc tham nhũng để tăng cường công tác giáo dục, răn đe, phòng ngừa.

Kết luận chƣơng 2

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng là rất quan trọng, ảnh hưởng đến hướng nghiên cứu của đề tài. Bằng phương pháp tiếp cận khoa học để xác định những nội dung quan trọng liên quan, luận án đã xây dựng khái niệm, đặc điểm và vị trí, vai trị tác dụng của PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Từ đó, luận án chỉ ra nội dung, phương thức và những yếu tố ảnh hưởng, điều kiện bảo đảm thực hiện công tác kiểm tra của Đảng trong PCTN đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.

Thực tế đã khẳng định cơng tác kiểm tra của Đảng có vị trí, vai trị quan trọng trong PCTN của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương là một trong những phương thức PCTN có hiệu quả. Thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng kịp thời phát hiện, ngăn chặn tham nhũng của tổ chức và cán bộ, đảng viên trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Do vậy việc xác định đặc điểm, vị trí vai trị, nội dung, phương thức và điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ công tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng trong tình hình hiện nay là rất quan trọng. Với vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của UBKT Trung ương và UBKT các cấp ủy ở các bộ, ngành trung ương việc thực thi công tác kiểm tra của Đảng là những yếu tố quan trong tác động tích cực đến hiệu quả cơng PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương trong giai đoạn hiện nay.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w