Thông qua công tác kiểm tra của Đảng đã góp phần thực hiện có hiệu quả việc phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 109 - 111)

- Tạp chí Kiểm tra

3.2.1.2.Thông qua công tác kiểm tra của Đảng đã góp phần thực hiện có hiệu quả việc phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước

hiệu quả việc phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

Thứ nhất, thơng qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về PCTN của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương, đã góp phần thực hiện có hiệu quả việc phịng ngừa tham nhũng. Nhiều cấp

ủy, tổ chức đảng trong các bộ, ngành cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương đã chủ động và tích cực kiểm tra, giám sát đảng viên trong thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, lãng phí, coi đó là một trong nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thậm chí coi đây là tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hàng năm.

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí; thực hiện nghiêm Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2001 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nhất là trong cơng tác PCTN, lãng phí; đại đa số đảng viên đã chú ý hơn đến việc tự tu dưỡng bản thân và gương mẫu chấp hành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Các cấp ủy, tổ chức đảng trong các bộ, ngành cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ... gắn với việc thực hiện cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đạt được kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực, góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước kiềm chế, ngăn chặn tiêu cực, suy thoái trong Đảng. Qua quá trình kiểm điểm, phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong các bộ, ngành đã quan tâm, trách nhiệm, chú trọng hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo phịng, chống tiêu cực, tham

nhũng, lãng phí; tự nghiêm khắc với mình hơn, giữ gìn đạo đức lối sống, bước đầu tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh hành vi và hoạt động trong công tác và cuộc sống của mình và của gia đình, người thân.

Cơng tác tun truyền về hoạt động kiểm tra của Đảng phục vụ PCTN đã được đổi mới về phương pháp và nội dung. Tạp chí Kiểm tra thường xun có chun mục, bài viết về gương dũng cảm chống tiêu cực, tham nhũng cũng như cán bộ kiểm tra liêm chính, tận tụy với cơng việc làm tốt chức trách, nhiệm vụ. UBKT các cấp đã quan tâm phát huy nhân tố tích cực, những điển hình tiên tiến để hiệp thương và giới thiệu cấp có thẩm quyền phong tặng các danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước, như anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang… Đặc biệt từ khi có Thơng báo kết luận số 226, ngày 09/3/2009 của Ban Bí thư, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đã có nhiều hoạt động tích cực tuyên truyền, phổ biến về kết quả kiểm tra, giám sát một cách công khai, dân chủ, khách quan, đúng quy định, bước đầu tạo sự giáo dục, răn đe và sự đồng thuận, tin tưởng của nhân dân và nội bộ Đảng về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ hai, thông qua công tác giám sát (bao gồm giám sát thường xuyên, bằng các hình thức giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp và giám sát chuyên đề) của cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT cấp ủy thực hiện việc phịng ngừa tham nhũng, lãng phí.

- Nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng, cấp ủy các cấp đã giám sát 110.100 đảng viên và 104.114 tổ chức đảng; UBKT các cấp đã giám sát 121.727 đảng viên và 44.707 tổ chức đảng; trong đó, UBKT Trung ương đã giám sát 72 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và 16 đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý.

- Nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, cấp ủy các cấp đã giám sát 414.636 đảng viên và 129.957 tổ chức đảng; UBKT các cấp đã giám sát 213.320 đảng viên và 100.115 tổ chức đảng; trong đó, UBKT Trung ương đã giám sát 119 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và 64 đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý.

- Trong các năm từ đầu nhiệm kỳ XII của đảng đến nay công tác giám sát được quan tâm chỉ đạo thực hiện, cấp ủy các cấp đã giám sát 107.298 tổ chức đảng và 370.320 đảng viên; UBKT các cấp đã giám sát 76.359 tổ chức đảng và 210.882 đảng viên. Trong đó, UBKT Trung ương đã giám sát 74 tổ chức đảng và 103 đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý. Thực hiện chương trình, kế hoạch hàng năm, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng đã làm việc và nắm tình hình tại các

bộ, ngành, địa phương, đơn vị. Qua đó kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo và cảnh báo, uốn nắn, nhắc nhở những thiếu sót, khuyết điểm nhằm phịng ngừa khơng để xẩy ra vi, phạm, tham nhũng, tiêu cực.

Qua công tác giám sát của cấp ủy, UBKT các cấp đã phát huy hiệu quả, giúp cho tổ chức đảng và đảng viên phát huy ưu điểm, thấy được hạn chế, khuyết điểm để kịp thời khắc phục, sửa chữa. Đồng thời phát hiện những bất cập trong lãnh đạo, quản lý, trong cơ chế, chính sách, pháp luật để sửa đổi, bổ sung hồn thiện. Qua đó đã góp phàn thực hiện việc phịng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 109 - 111)