Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 29 - 32)

Với kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu và căn cứ vào lý luận về PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam, luận án đặt ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Công tác PCTN và hiệu quả sẽ như thế nào nếu không xác định được vai trị cũng như việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cơng tác kiểm tra của Đảng. Thực tiễn đã khẳng định công tác kiểm tra của Đảng là một trong yếu tố quan trọng trong PCTN. Do vậy việc nhận thức đầy đủ, toàn diện sâu sắc nội dung, phương pháp đấu tranh PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước thông qua công tác kiểm tra của Đảng. Xác định công tác kiểm tra của Đảng là một trong yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại trong đấu tranh PCTN đối với bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Do vậy thực hiện hoạt động PCTN thông qua công tác kiểm tra của Đảng một cách đúng đắn và là yếu tố quyết định bảo đảm chất lượng cơng tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng, góp phần hồn thành chủ trương và nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh PCTN, lãng phí.

1. PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì, có đặc điểm nổi bật nào để đạt được mục đích ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý các hành vi tham nhũng trong các cơ quan hành chính cấp trung ương.

2. Nội dung của PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng là gì? Phương thức và mối quan hệ trong PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng là gì?

3. Các yếu tố tác động nào ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam?

4. Thực tiễn PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thông qua công tác kiểm tra của Đảng có những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân nào?

5. Cần các giải pháp hữu hiệu nào để bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng?

Kết luận chƣơng 1

Trong thời gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về cơng tác đấu tranh PCTN ở những bình diện và góc độ khác nhau. Thực tiễn cơng tác đấu tranh PCTN ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy việc kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và trừng trị nghiêm khắc những kẻ tham nhũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, để đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả địi hỏi phải kết hợp chặt chẽ hai hình thức này.

Trong những năm vừa qua, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và q trình tồn cầu hố về kinh tế đang diễn ra ngày càng sơi động, tham nhũng đã trở thành quốc nạn nhức nhối của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm qua công tác PCTN đã đạt được nhiều kết quả quan trọng ngay từ những ngày thành lập nước. Chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp luật trong PCTN, điển hình như Luật Phịng, chống tham nhũng (2005). Nước ta đã ký kết, tham gia Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng nhằm đẩy mạnh và tăng cường khả năng PCTN của các quốc gia thành viên này từ 19/12/2003. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được, tình trạng tham nhũng đã, đang diễn ra hết sức phức tạp và kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và trong nhiều tổ chức kinh tế. Tham nhũng đang trở thành một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của chế độ và sự sống còn của Nhà nước. Bởi vậy, đấu tranh chống tham nhũng đã được Đảng và Nhà nước ta xác định một trong những yêu cầu cấp bách có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng là cả một hệ thống biện pháp, tìm tịi, sáng tạo, trên cơ sở phát huy vai trị tích cực của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Chính vì vậy, tìm hiểu về cơng tác PCTN ở một số nước trên thế giới, từ đó vận dụng linh hoạt, có hiệu quả vào tình hình thực tế của đất nước là nội dung quan trọng, cần thiết. Đấu tranh chống tham nhũng tức là đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật của những người có chức vụ, quyền hạn nằm trong bộ máy nhà

nước, Do đó, để đạt hiệu quả không nên chỉ chú trọng giao nhiệm vụ chống tham nhũng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật mà phải thành lập tổ chức chống tham nhũng độc lập với các cơ quan nhà nước, trực thuộc người đứng đầu Đảng và Nhà nước.Tổ chức này phải có những quyền hạn nhất định, được áp dụng các biện pháp trong sạch, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cơng chức, trước hết phải có những quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, quy chế làm việc, trách nhiệm rõ ràng.

Ở nước ta, Đảng lãnh đạo tồn bộ hệ thống chính trị và tồn xã hội, nên hiện nay hầu hết những người có chức vụ, có quyền đều là đảng viên, chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Thực tế các nhiệm kỳ vừa qua, với chức năng, nhiệm vụ của mình, UBKT Trung ương và UBKT các cấp đã tích cực tham gia và đã có đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí bằng việc tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; qua việc kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra tài chính đảng, giải quyết đơn thư tố cáo… đã góp phần trực tiếp giải quyết một số vụ nổi cộm về tham nhũng. Có thể khẳng định, cơng tác kiểm tra của Đảng không chỉ là những chức năng lãnh đạo của Đảng mà cịn góp phần quan trọng, có hiệu quả nhất vào cuộc đấu tranh PCTN và giám sát kiểm sốt quyền lực trong bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương hiện nay.

Do vậy việc tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án tăng cường nhiệm vụ PCTN cho UBKT Trung ương và UBKT các cấp ủy. Cùng với việc xây dựng kiểm tra, giám sát của Đảng nhằm đẩy mạnh công tác PCTN trong bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng để hạn chế tối đa việc lạm dụng quyền lực Nhà nước của những kẻ tham nhũng trong các cơ quan này là một đòi hỏi và yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 29 - 32)