MỤC TIÊU HỌC TẬP
Trình bày được cơ chế tác dụng, tiêu chuẩn, phân loại và độc tính của thuốc tê.
Kể được tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và bảo quản các thuốc tê thơng dụng.
NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG
Thuốc tê là thuốc ức chế chuyên biệt và tạm thời luồng xung động thần kinh từ ngoại biên lên trung ương làm tạm mất cảm giác, đặc biệt là cảm giác đau ở nơi thuốc tiếp xúc.
1.1. CƠ CHẾ TÁC DỤNG
Thuốc tê ức chế kênh Na+ trên màng tế bào nên ngăn chặn sự khử cực, vì vậy luồng thần kinh khơng thể dẫn truyền.
1.2. TIÊU CHUẨN CỦA MỘT THUỐC TÊ LÝ TƯỞNG
Ở liều điều trị độc tính hồn tồn thấp.
Khởi đầu tác dụng phải nhanh, thời gian tác động đủ dài. Tan trong nước và ổn định trong dung dịch.
Khơng bị phân hủy bởi nhiệt trong lúc tiệt trùng.
Phải cĩ hiệu lực khi tiêm chích hoặc khi đặt trên niêm mạc. Tác động gây tê phải hồi phục hồn tồn.
1.3. PHÂN LOẠI THUỐC TÊ
Cĩ nhiều cách phân loại, nhưng thường dựa vào cách dùng của thuốc tê để phân loại:
Các cách gây tê
o Gây tê bề mặt: đặt thuốc tê trên niêm mạc, vết phỏng, vết thương để giảm đau, ngứa
o Gây tê tiêm thấm: tiêm thuốc trực tiếp vào nơi cần gây tê.
o Gây tê dẫn truyền: là tiêm thuốc gần thân nơrơn, tạo thành một vùng tê xung quanh khu vực đau.
o Gây tê tủy sống: thuốc tê được tiêm vào ở điểm ngồi màng cứng hay vào khoang dưới màng nhện để phong bế các rễ thần kinh của tủy sống. Thời gian tác động của thuốc tê phụ thuộc vào thời gian duy trì sự tiếp xúc của thuốc với thần kinh ở khu vực gây tê. Để kéo dài thời gian gây tê phải phối hợp với các thuốc co mạch (adrenalin, nor-adrenalin 1/200000 hoặc 5µg/ml máu ). Khơng nên chích thuốc tê cĩ chứa chất co mạch vào trong da, mơ, đầu chi, đầu dương vật vì sự co mạch cĩ thể gây hoại tử vùng đĩ.
Các thuốc tê dùng theo đường tiêm
Procain, Tetracain, Lidocain, Mepivacain.
1.3.2. Thuốc gây tê bề mặt
Đặc điểm
o Thuốc cĩ độc tính cao, khĩ thâm nhập vào các tổ chức và phần lớn khơng tan trong nước.
o Tác dụng gây tê khơng sâu nhưng kéo dài.
o Kỹ thuật gây tê là phun hoặc bơi trên da, niêm mạc bằng các dạng bào chế thích hợp như thuốc mỡ, gel, thuốc phun (spray).
Các thuốc gây tê bề mặt
o Cocain, benzocain, ethylclorid.
o Một số thuốc tê tan trong nước nhưng cũng được dùng để gây tê bề mặt như lidocain, tetracain.