THUỐC CHỮA LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG MỤC TIÊU BÀI HỌC

Một phần của tài liệu Giáo trình Hóa dược - Dược lý 1 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ (Trang 158 - 159)

D. THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 1 PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP

THUỐC CHỮA LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG MỤC TIÊU BÀI HỌC

MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Trình bày sơ lược về bệnh loét dạ dày-tá tràng, phân loại các thuốc chữa loét dạ dày-tá tràng.

 Kể được tính chất, tác dụng, chỉ định, cách dùng liều lượng, tác dụng phụ, chống chỉ định, bảo quản các thuốc chữa loét dạ dày-tá tràng.

NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG

Bệnh loét dạ dày-tá tràng là bệnh phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, gặp ở tất cả các lứa tuổi, nhưng thường mắc nhiều trong độ tuổi từ 30 – 40, tỉ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ, loét tá tràng nhiều hơn loét dạ dày.

Nguyên nhân:

Cĩ nhiều giả thuyết khác nhau như dinh dưỡng, thần kinh, dị ứng, di truyền, nhiễm trùng …

Ngày nay người ta cho rằng bệnh loét dạ dày-tá tràng là do mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ niêm mạc và yếu tố gây loét.

 Yếu tố gây loét:

o Acid clohydric và pepsin dịch vị.

o Vai trị gây bệnh của Helicobacter pylori. o Thuốc chống viêm khơng steroid và steroid. o Rượu, thuốc lá…

 Yếu tố bảo vệ:

o Muối kiềm bicarbonat: trung hịa acid dịch vị. o Chất nhầy mucin: bảo vệ niêmmạc.

o Sự tồn vẹn và tái tạo của tế bào biểu mơ và bề mặt niêm mạc dạ dày tá tràng.

1.2. PHÂN LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG

Thuốc kháng acid (antacid)

Trung hịa acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày.

Thường dùng các muối và hydroxyd của alumini và magnesi với các biệt dược như Alusi, Phosphalugel, Maalox, Almagel, Gastropulgit, Alumina II, Antacil, Stomafar, Mylanta …

Thuốc chống tiết acid dịch vị

o Thuốc ức chế thụ thể H2 của Histamin ở tế bào bìa, do đĩ kìm hãm sự tạo HCl: cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin.

o Thuốc ức chế bơm proton H+ / K+ ATPase của tế bào bìa, làm tế bào bìa khơng cịn khả năng tiết HCl: omeprazol, lansoprazol, pantoprazol (Bơm proton vận chuyển H+ ra khỏi tế bào bìa, H+ kéo theo Cl- để tạo thành HCl).

o Kháng tiết acetylcholin: atropin, belladon, pirenzepin, telenzepin.

Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng che ổ loét: sucralfat, hợp chất bismuth (bismuth subsalicylat, tripotassium dicitrato bismuthat), dimethicon …

Thuốc diệt vi khuẩn Helicobacter pylori: kháng sinh (amoxycillin, tetracyclin, clarythromycin …), nhĩm imidazol (metronidazol, tinidazol), muối bismuth (colloidal bismuth subnitrat, tripotasium dicitrato bismuthat).

Một phần của tài liệu Giáo trình Hóa dược - Dược lý 1 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ (Trang 158 - 159)