THUỐC LỢI TIỂU 1 NHẮC LẠI SINH LÝ THẬN

Một phần của tài liệu Giáo trình Hóa dược - Dược lý 1 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ (Trang 99 - 103)

1. NHẮC LẠI SINH LÝ THẬN

Mỗi thận gồm một triệu đơn vị thận (nephron). Mỗi đơn vị thận gồm cầu thận và ống thận (ống uốn gần, quai Henle, ống uốn xa và ống thu). Quá trình tạo thành nước tiểu xảy ra tại các đơn vị thận, gồm cĩ:

Quá trình lọc ở cầu thận

Nước tiểu đầu tiên qua cầu thận vẫn cịn những thành phần gần tương tự huyết tương, khác là khơng cĩ những thành phần phân tử lớn (protein, lipid) và đường

Quá trình tái hấp thu ở ống thận

Khi qua ống thận, nước và một số chất được tái hấp thu hoặc thải trừ nên thành phần của nước tiểu cĩ thay đổi:

 Ở ống lượn gần cĩ 85% Na+ được tái hấp thu vào máu, kéo theo 85% nước để giữ thăng bằng áp lực thẩm thấu, K+ được tái hấp thu gần hết.

 Ở ống lượn xa, quá trình diễn ra phức tạp hơn:

o Nước được tái hấp thu một phần do hormon chống bài niệu của thùy sau tuyến yên, một phần được tái hấp thu do quá trình trao đổi ion.

o Na+ được tái hấp thu do trao đổi với H+ dưới tác dụng của men carbo- anhydrase, cứ một H+ được thải trừ thì một Na+ được tái hấp thu. Mặt khác hormon của vỏ thượng thận là aldosteron cũng cĩ tác dụng trong việc tái hấp thu Na+.

o K+ được tái hấp thu gần hết ở ống lượn gần, sau đĩ được bài tiết một phần ở ống lượn xa do quá trình trao đổi với Na+ và tranh chấp với H+

(nghĩa là khi H+ được thải trừ nhiều thì K+ sẽ thải trừ ít và ngược lại). o Kết quả là sau khi lọc qua cầu thận, 99% nước được tái hấp thu.  Muốn thuốc cĩ tác dụng lợi tiểu cần một trong hai yếu tố chính là:

o Tăng sức lọc của cầu thận. o Giảm tái hấp thu của ống thận.

Các thuốc làm tăng sức lọc cầu thận cĩ tác dụng lợi tiểu yếu. Các thuốc làm giảm tái hấp thu ống thận cĩ tác dụng lợi tiểu mạnh hơn.

2. PHÂN LOẠI THUỐC LỢI TIỂU

Nhĩm Thuốc

Thuốc lợi tiểu thẩm thấu manitol, ure, glycerin, isosorbid

Thuốc lợi tiểu ức chế men CA acetazolamid, diclorphenamid, methazolamid Thuốc lợi tiểu thiazid hydroclorothiazid, clorthalidon, indapamid Thuốc lợi tiểu quai acid ethacrynic, furosemid, torasemid Thuốc lợi tiểu tiết kiệm K+ spironolacton, triamteren, amilorid

3. MỘT SỐ THUỐC LỢI TIỂU

3.1. THUỐC LỢI TIỂU LÀM GIẢM KALI MÁU 3.1.1. THUỐC PHONG TOẢ CARBONIC ANHYDRASE 3.1.1. THUỐC PHONG TOẢ CARBONIC ANHYDRASE

a) Tính chất

Acetazolamid là bột kết tinh màu trắng, khơng mùi, khơng vị, rất ít tan trong nước và ethanol

b) Chỉ định

 Chứng động kinh

c) Chống chỉ định

 Bệnh tim phổi mạn, các bệnh phổi mạn tính cĩ suy hơ hấp và tăng CO2 máu  Xơ gan và suy gan

d) Tai biến

 Gây acid huyết, tác dụng của thuốc bị giảm đi nếu dùng nhiều liều liền nhau  Giảm kali máu, gây mệt mỏi, hoặc dễ xảy ra nhiễm độc khi đang điều trị

bằng digitalis

e) Chế phẩm

Acetazolamid (Diamox, Fonurid). Viên 0,25g. Mỗi ngày uống 1 viên. Trong bệnh tăng nhãn áp, cĩ thể uống 4- 6 viên một ngày.

3.1.2. NHĨM THIAZID

a) Tính chất

Hydrochlorothiazid là bột kết tinh màu trắng, khơng mùi, khơng tan trong nước, khĩ tan trong ethanol, dễ tan trong aceton và dung dịch hydroxyd

b) Chỉ định

 Phù các loại tim, gan, thận, khơng dùng cho phù và tăng huyết áp khi cĩ thai  Tăng huyết áp

 Tăng calci niệu khơng rõ nguyên nhân dễ dẫn đến sỏi niệu

c) Chống chỉ định

 Trạng thái giảm kali máu trên bệnh nhân xơ gan  Bệnh gout

 Suy thận, suy gan, khơng dung nạp sulfamid

d) Tai biến

 Rối loạn điện giải, hạ natri và kali máu gây mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, buồn nơn, chuột rút

 Tăng acid uric máu gây ra cơn đau của bệnh gout  Làm nặng thêm đái đường tụy

 Làm tăng cholesterol và LDL máu  Dị ứng thuốc

 Hydrochlorothiazid (Hypothiazid), viên 50mg. Uống 25- 100mg / ngày  Chlortalidon (Hygroton), viên 25mg. Uống một lần vào buổi sáng 25- 50mg /

ngày

 Indapamid (Fludex, viên 2,5mg- Natrilix, viên 1,5mg) Một số chế phẩm phối hợp cĩ hydroclorothiazid

Tên đặc chế Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali

Hydrocloro-thiazid Số lần dùng / ngày

Aldactazin Spironolacton 25mg 25 mg 1 - 4 Dyazide Triamteren 50mg 25 mg 1 - 4 Maxzide Triamteren 75mg 50 mg 1 Moduretic Amilorid 5mg 50 mg 1hoặc 2

3.1.3. THUỐC LỢI TIỂU TÁC DỤNG MẠNH HAY THUỐC LỢI TIỂU QUAI TIỂU QUAI

a) Tính chất

Furosemid là bột kết tinh màu trắng, khơng mùi, khơng vị, gần như khơng tan trong nước, khĩ tan trong ethanol, ether. Tan nhiều trong dung dịch hydroxyd kiềm

b) Chỉ định

 Như nhĩm thiazid

 Dùng trong cấp cứu: Cơn phù nặng, phù phổi cấp, cơn tăng huyết áp, tăng calci huyết cấp tính

c) Tai biến

 Mệt mỏi, chuột rút, tiền hơn mê gan, hạ huyết áp  Tăng acid uric huyết, tăng đường huyết

 Nhiễm base giảm Cl-, nhiễm base giảm K+

 Hạ Mg2+ và Ca2+ huyết

 Độc tính với dây VIII, gây điếc tai

d) Chế phẩm

 Etacrinic acid (Edecrin)

o Ống bột Edecrin natri 50 mg. Tiêm tĩnh mạch 50 mg hoặc 0,5 mg/ kg cân nặng

 Furosemid (Lasix, Lasilix, Trofurit)

o Viên 20- 40- 80 mg. Uống 20- 80 mg / ngày

o Ống 20ml chứa 20mg. Tiêm bắp hay tĩnh mạch 1- 2 ống

3.2. THUỐC LỢI TIỂU GIỮ KALI MÁU 3.2.1. Thuốc đối lập với aldosteron 3.2.1. Thuốc đối lập với aldosteron

Spironolacton (Aldacton)

3.2.2. Thuốc khơng đối lập với aldosteron

Triamteren (Teriam) Amilorid (Modamid)

3.3. CÁC THUỐC LỢI TIỂU KHÁC

 Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: mannitol

 Nhĩm xanthin: cafein, theobromin, theophyllin

Một phần của tài liệu Giáo trình Hóa dược - Dược lý 1 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)