MỤC TIÊU HỌC TẬP
Trình bày được định nghĩa, đặc điểm, phân loại, lưu ý sử dụng thuốc chống rối loạn tâm thần.
Kể được tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng và bảo quản các thuốc chống rối loạn tâm thần tiêu biểu.
NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG
Thuốc chống rối loạn tâm thần gồm 2 nhĩm thuốc chính: thuốc ức chế tâm thần và thuốc chống trầm cảm.
1.1. THUỐC ỨC CHẾ TÂM THẦN 1.1.1. Định nghĩa 1.1.1. Định nghĩa
Thuốc ức chế tâm thần là nhĩm thuốc chủ yếu trị thần kinh phân liệt kèm kích động.
Các thuốc này cịn gọi là thuốc liệt thần kinh (neuroleptics) hay thuốc an thần kinh mạnh (mayor tranquilizers ) để phân biệt với các thuốc an thần yếu (minor tranquilizers ) dùng cho mất ngủ, lo âu
1.1.2. Đặc điểm
Tạo trạng thái yên tĩnh đặc biệt làm dịu vận động.
Cĩ hiệu lực chống kích thích thần kinh trung ương, chống vật vã, giãy giụa. Giảm dần những rối loạn tâm thần cấp và mãn.
1.1.3. Phân loại
Thuốc ức chế tâm thần được chia thành những nhĩm sau: Dẫn xuất phenothiazin: clorpromazin, thioridazin,…. Dẫn xuất butyrophenol: haloperidol
1.1.4. Cơ chế tác động
Ức chế hệ dopamin ỡ não giữa và thể viền giữa, cơ chế này dựa vào giả thuyết bệnh thần kinh phân liệt do tăng hoạt tính dopamin ở não.
1.1.5. Tác động dược lý
Thần kinh trung ương: giảm xúc cảm, giảm kích động bồn chồn, buồn ngủ, ức chế nơn mửa.
Thần kinh thực vật: tăng thân nhiệt, kháng histamin H1, chống nơn.
Tim mạch: tiêm tĩnh mạch gây hạ huyết áp thế đứng và phản xạ tim nhanh. Uống gây hạ huyết áp nhe ï(hạ huyết áp thế đứng thường xảy ra với clorpromazin ít khi với haloperidol).
Nội tiết: tăng tiết prolactin làm chảy sữa và vú to ở nam giới. Giảm nồng độ gonadotropin, estrogen, progesteron gây mất kinh
1.1.6. Tác dụng phụ
a) Thấn kinh trung ương
Hội chứng parkinson với 3 đặc điểm : mất vận động, cứng và rung cơ. Loạn vận động chậm.
Lẫn.
b) Thần kinh thực vật
Khơ miệng, bí tiểu, táo bĩn.
Hạ huyết áp thế đứng, liệt dương, giảm phĩng tinh.
c) Nội tiết: mất kinh, chảy sữa, vơ sinh, liệt dương.
1.1.7. Chỉ định
Thần kinh phân liệt với biểu hiện loạn tâm thần, hưng cảm. Chống nơn (clopromazin).
Gây mê (droperidol phối hợp với fentanyl trong gây mê).
1.2. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM 1.2.1. Định nghĩa 1.2.1. Định nghĩa
Thuốc chống trầm cảm (psychoanaleptics, antidepressants ) là thuốc trị các chứng suy nhược thần kinh với các đặc điểm sau: dáng vẻ buồn phiền, căng thẳng nội tâm, giảm hứng thú trong hoạt động, tuyệt vọng, suy nghĩ và nĩi năng
chậm chạp cĩ ý nghĩ tự tử, chán ăn, giảm cân, mất ngủ, giảm khả năng tập trung, giảm dục tính.
1.2.2. Phân loại
Thuốc chống trầm cảm được chia thành 3 loại :
Hợp chất 3 vịng: imipramin, amitriptylin, clomipramin,… Loại ức chế thu hồi serotonin chọn lọc: fluoxetin,…
Loại ức chế MAO (IMAO): isocarboxazid, meclobemid,…
1.2.3. Cơ chế tác động
Các amin ở não đặc biệt là serotonin và norepinephrin là các chất dẫn truyền thần kinh cĩ vai trị trong sự biểu lộ các trạng thái về tính khí, cho nên khi giảm các amin này sẽ gây trầm cảm. Vì vậy các thuốc chống trầm cảm tác động theo cơ chế làm tăng lượng serotonin và nor-epinephrin theo các cách sau:
Hợp chất 3 vịng: ức chế thu hồi norepinephrin, serotonin về hạt dự trữ ở tận cùng thần kinh.
Loại ức chế thu hồi serotonin chọn lọc: loại này do ức chế chọn lọc trên serotonin nên tác dụng phụ trên hệ thần kinh thực vật rất thấp.
IMAO: ức chế MAO - A là enzym thối hĩa serotonin và norepinephrin . Cơ chế trên cĩ điều khĩ hiểu là mặc dù thuốc gây thay đổi hoạt tính amin trong vài giờ nhưng tác động lâm sàng chỉ thấy sau vài tuần thậm chí vài tháng. Những giải thích cho sự chậm tác dụng vẫn cịn là giả thuyết.
1.2.4. Tác động dược lý
Thần kinh trung ương: ức chế thu hồi các amin nên gây kích thích (ngoại trừ nhĩm 3 vịng).
An thần : thường gặp nhĩm 3 vịng, ít gặp với nhĩm ức chế chọn lọc thu hồi serotonin.
Thần kinh thực vật: mờ mắt, khơ miệng, táo bĩn, bí tiểu.
Tim mạch: hạ huyết áp thế đứng, loạn nhịp tim. Quá liều đe dọa tính mạng.
1.2.5. Tác dụng phụ
a) Hợp chất 3 vịng
Thần kinh trung ương: an thần, buồn ngủ, chĩng mặt, co giật. Tim mạch: hạ huyết áp thế đứng, loạn nhịp tim.
Thần kinh thực vật: khơ miệng, bí tiểu, táo bĩn. Chuyển hĩa - nội tiết: tăng cân, rối loạn tình dục.
b) Ức chế chọn lọc thu hồi serotonin
Ít an thần, ít rối loạn thần kinh thực vật hơn loại 3 vịng nên được bệnh nhân chấp nhận hơn. Khơng gây độc tim nên thuốc được lựa chọn khi cĩ bệnh tim.
c) IMAO
TKTW: kích động, co giật, tăng thân nhiệt.
Tim mạch: tăng huyết áp, rất nguy hiểm khi dùng chung với thức ăn cĩ chứa tyramin (rượu bia, fromage) hoặc các thuốc cường giao cảm gián tiếp (thường gặp trong thuốc ho, thuốc nhỏ mũi).
1.2.6. Chỉ định
Trạng thái trầm cảm: nhĩm 3 vịng là chọn lựa đầu tiên, IMAO là chọn lựa thứ hai.
Hợp chất 3 vịng hiệu quả nhất với dạng chậm tâm thần vận động, rối loạn giấc ngủ, kém ăn, mất cân, giảm tính dục.
Ức chế chọn lọc serotonin thích hợp với bệnh nhân béo phì, đề kháng với loại 3 vịng.
Đái dầm: loại 3 vịng ( imipramin ).
Đau kinh niên: loại 3 vịng ( amitriptylin ) trị cơn đau kinh niên khơng chẩn đốn được, cĩ lẽ tác động trên đường truyền cảm giác đau.
Động kinh.
1.2.7. Lưu ý
Các thuốc chống trầm cảm chỉ thể hiện rõ tác dụng sau 2 -3 tuần điều trị. Để tránh tái phát cần điều trị duy trì liên tục ít nhất là 6 tháng .
Khơng dùng chung thuốc chống trầm cảm 3 vịng với IMAO gây viêm não và tử vong .
IMAO chỉ dùng sau 2 - 5 tuần khi chống trầm cảm 3 vịng khơng cĩ hiệu quả.