Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết những mâu thuẫn và xung đột đều nảy sinh do cách nói chuyện không phù hợp, hai bên không hiểu nhau dẫn đến hiểu lầm đáng tiếc. Không nên chỉ biết ngưỡng mộ giọng nói tuyệt vời của người khác, thực ra lời nói có dễ nghe hay không phần lớn là nằm ở âm lượng, ngữ điệu, tốc độ… có thích hợp hay không.
Muốn có được giọng nói tuyệt mĩ thì phải luyện tập phát âm nhiều hơn nữa. Lời nói là âm thanh sau khi trải qua quá trình cộng hưởng, khuếch đại, biến hóa âm điệu hình thành nên. Việc phát âm một từ là cả một quá trình, quá trình này là sự kết hợp chủ động hoặc bị động của các cử động cơ hoành, cơ ngực, phổi, khí quản, cuống họng, mũi, miệng, hàm... Thông thường, âm mà thanh đới phát ra là rất nhỏ bé và yếu ớt, cần phải có sự cộng hưởng của vòm họng mới có thể khuếch đại. Giọng nói của con người là sự cộng hưởng của năm khoang bao gồm vòm ngực, vòm họng, vòm miệng, xoang mũi, xoang đầu. Tác dụng của vòm ngực là khiến cho thanh âm mộc mạc; vòm họng làm cho âm thanh trở nên lưu loát, mềm mại; phía cuối vòm miệng khiến thanh âm nghe có vẻ ảm đạm; lợi dụng cộng hưởng của xoang mũi khiến âm thanh trở nên đoan trang, tuyệt mĩ; thanh âm cộng hưởng ở xoang đầu làm cho người nghe được rõ ràng hơn.
Sự kết hợp lần lượt của năm bộ phận này hình thành nên một đường ống, khiến cho âm phát ra từ thanh đới trở nên thuần thục, trơn tru. Vì thế, muốn có một giọng nói hay và dễ nghe thì phải thường xuyên luyện tập với từng bộ phận khác nhau để tạo nên sự cộng hưởng, tìm được phương thức phát ra âm thanh tuyệt vời nhất.