Ví dụ, một người bạn thân đã lâu không gặp hẹn sáng chủ nhật đến nhà bạn chơi. Do đêm hôm trước thức trắng xem phim nên mặc dù bạn rất nhiệt tình tiếp đãi nhưng khi nói chuyện bạn thường ngáp ngắp ngáp dài, không chú tâm vào câu chuyện.
Mặc dù, bạn tỏ ra rất hoanh nghênh và tiếp đãi nhiệt tình nhưng ngôn ngữ cơ
thể đã không giúp đỡ bạn đúng lúc mà ngược lại, khiến cho đối phương nghĩ rằng bạn không chân thật.
Trong năm giác quan của con người: thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác thì thông tin mà thị giác mang lại là rõ ràng và trực tiếp nhất. Căn cứ vào thống kê của các nhà tâm lí học, trong 100% thông tin mà chúng ta tiếp nhận được thì tới 85% có được nhờ ấn tượng của thị giác bởi mọi ngôn ngữ cơ thể như thái độ, cử chỉ của người nói đều tác động tới cảm giác của người nghe.
Có thể thấy rõ điều này qua việc xem tivi, ti vi không chỉ phát huy tính năng giải trí mà nó còn có tác dụng rất lớn trong việc tuyên truyền thông tin. Ví dụ, những quảng cáo hài hước đã biết lợi dụng hiệu ứng thị giác để nắm bắt được tâm lí của người xem, giúp truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Khi xem phim truyền hình dài tập, điều chỉnh âm lượng ở chế độ im lặng, mặc dù không nghe được đoạn đối thoại của diễn viên nhưng nếu quan sát kĩ biểu hiện của các động tác ngôn ngữ cơ thể thì hầu hết chúng ta đều hiểu được họ đang muốn truyền tải điều gì.
Thực ra, thái độ và động tác của con người tự nó đã “biết nói”. Chính vì thế, trong quá trình giao tiếp, không chỉ nên vận dụng thính giác mà còn nên tận dụng hiệu quả của thị giác, mượn sự hỗ trợ của ngôn ngữ cơ thể, qua đó nhận biết cảm xúc của người đối diện.
Ví dụ như muốn miêu tả cách múa dây. Nếu chỉ biết dùng miệng để miêu tả thì cho dù có nói nhiều thế nào đi chăng nữa, người nghe cũng cảm thấy khó hiểu, thậm chí, còn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu có thể nghe một chút nhạc, múa thử vài động tác hoặc vẽ lại một số cử chỉ thì người nghe sẽ chú ý vào bạn và hiểu được những gì bạn nói.
Vì vậy mới nói một người am hiểu kĩ năng giao tiếp phải hiểu và nắm vững việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thông tin được truyền đạt thêm sinh động, hấp dẫn và thu hút người nghe.