Tăng cường kĩ năng bổ trợ

Một phần của tài liệu Kỹ năng nói chuyện dành cho phái đẹp (Trang 49 - 51)

Trong cuộc sống, không phải cuộc trò chuyện nào cũng kết thúc vui vẻ, có những đối tượng mà ngay từ lần đầu trò chuyện chúng ta đã có cảm giác không hợp, nói được vài ba câu là không muốn chia sẻ nữa. Nếu tình trạng "khó nói chuyện" này liên tục xảy ra nhất định sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ của chúng ta.

Mỗi người đều có hoàn cảnh xuất thân và trình độc học vấn khác nhau. Vì vậy, lời nói và cách sử dụng câu từ trong giao tiếp cũng khác nhau. Chính sự khác

nhau này sẽ khiến cho mọi người không tìm được tiếng nói và chủ đề nói chuyện chung, hoặc mặc dù tìm được tiếng nói chung nhưng cảm thấy không có hứng thú nói chuyện.

Ví dụ, một sinh viên đang nói chuyện với một giáo sư về làn sóng nhảy Hiphop ở Mĩ. Sinh viên cao hứng nói: “Cái quần đó mặc thật là hợp mốt, còn bài hát nghe thật quá feel”, còn giáo sư mặc dù chăm chú lắng nghe, tươi cười hưởng ứng nhưng khi trả lời thì lại nói: “Chính xác, đây là một hiện tượng văn hóa xuất phát từ người da đen ở Mĩ, sau đó dần dần trở thành tiêu biểu cho trào lưu văn hóa thịnh hành, từng bước từng bước được thanh niên các nước hoan nghênh…” Nội dung câu nói của giáo sư thật sự rất chính xác nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh chuyện phiếm thì hàm lượng thông tin thật quá "high", e rằng câu chuyện sẽ khó

có thể tiếp tục kéo dài. Có thể thấy hai người trong tình huống trên đã gặp vấn đề về việc bổ trợ lẫn nhau trong quá trình giao tiếp.

Các bạn gái hãy nhớ rằng để lại ấn tượng lịch sự, trang trọng trong lòng đối phương là một điều rất tốt, nhưng nếu bạn còn biết cách phối hợp, tung hứng ăn ý với "khẩu khí" của đối

phương thì hiệu quả giao tiếp sẽ càng tốt hơn. Ví dụ, khi đang cùng nhau trò chuyện về chuyên mục Gặp nhau cuối tuần, nhất thiết không nên sử dụng ngôn ngữ như thể đang làm phát thanh viên chuyên mục Thời sự!

Một phần của tài liệu Kỹ năng nói chuyện dành cho phái đẹp (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)