Ví dụ trên đây đã chứng minh cho các bạn gái biết rằng, vị trí khác nhau của trọng âm cũng sẽ tạo nên trọng điểm bột phát tình cảm không giống nhau. Khi giao tiếp, chúng ta không nên sử dụng ngữ điệu đều đều, không có điểm nhấn mà nên có sự tăng giảm trong những hoàn cảnh phù hợp, thêm chút nhấn mạnh sẽ khiến cho lời nói thu hút người nghe hơn, từ đó tạo hiệu quả giao tiếp tốt hơn.
Tình huống đúng sai trong giao tiếp
Khi động viên người khác, bạn nên nói như thế nào?
Âm thanh ngân vang, tràn đầy khí thế sẽ khiến cho đối phương cảm nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của bạn.
Chị sẽ giúp đỡ, cổ vũ em! Tình huống đúng sai trong giao tiếp Lời nói không có khí thế giống như một việc làm nhụt chí chứ không phải là động viên, khích lệ.
Khi muốn xin lỗi ai đó, bạn nên nói như thế nào?
Giọng điệu thành thật, nhấn mạnh trọng điểm, đối phương sẽ chấp nhận lời xin lỗi dễ dàng. Âm thanh hời hợt, giả vờ ngây thơ, cảm giác giả dối sẽ không thể hiện được thành ý.
Mách nhỏ
Nói chuyện cũng là một nghệ thuật, nói hết những lời muốn nói chưa đủ, còn phải cộng thêm sự ngừng nghỉ, nhấn nhá của âm điệu mới có thể biến lời nói thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
Có cô gái trông thì rất đáng yêu nhưng hễ mở miệng là đắc tội với người khác, đến ngay cả bản thân cô gái cũng không biết tại sao cô lại gặp rắc rối như vậy.
Không phải là cô ấy nói sai điều gì mà là ngữ điệu trong lời nói của cô ấy không đúng. Vì vậy mà lời muốn nói khó có thể truyền đạt được tới đối phương một cách chính xác, thậm chí còn khiến đối phương hiểu lầm. Các bạn gái nên nhớ rằng, xinh đẹp không có nghĩa là sẽ nói chuyện hay. Dễ dàng nhận thấy, có rất nhiều MC dẫn chương trình xinh đẹp là vậy, giọng nói cũng ngọt ngào vô cùng nhưng vẫn cần không ngừng trau dồi và rèn luyện để luôn tự hoàn thiện thì mới được công chúng tiếp nhận và yêu mến.