MA THUẬT 14: TƯƠNG KẾ TỰU KẾ

Một phần của tài liệu Kỹ năng nói chuyện dành cho phái đẹp (Trang 131 - 132)

“Tương kế tựu kế ” là sự hài hước thể hiện bằng cách kéo dài, phát huy chính lời nói của đối phương, để làm được điều này, bạn nhất định phải có khả năng “Binh tới tướng ngăn, nước lên đất thấm”.

Ví dụ điển hình

Một sinh viên ưu tú trường quân sự được cử đi Mỹ đào tạo, nhưng tiếng Anh không phải là sở trường của anh ta, cho nên điều làm anh ta lo lắng nhất là “kiểm tra ngẫu hứng”

Ngày đầu tiên, giáo sư đột nhiên phát bài kiểm tra.

Câu đầu tiên rất đơn giản: “Bộ trưởng bộ ngoại giao hiện nay là ai?”, anh ta lập tức điền tên bộ trưởng bộ ngoại giao bằng tiếng Anh.

Câu thứ 2: “Vợ của ông ta là ai?” anh ta không trả lời được, đành phải phát huy “thị lực” để bù đắp cho phần “thực lực” còn thiếu.

Trong hoàn cảnh giám sát chặt chẽ, anh ta chỉ kịp liếc trộm bài của một bạn nữ bên cạnh.

Sau khi nộp bài, anh ta đối chiếu lại đáp án thì phát hiện ra mình đã viết sai, thê thảm nhất là anh ta lại đi chép nhầm tên của bạn nữ nọ!

Kết quả, sau đó một hôm, giáo sư lại phát bài kiểm tra, yêu cầu mỗi sinh viên viết ra một tiểu phẩm vui, anh ta quyết định viết lại câu chuyện này, để khỏi áy náy.

Kết quả, bài kiểm tra đầu tiên anh ta được điểm D, còn bài thứ 2 anh được điểm A. Ma thuật “Tương kế tựu kế”

“Tương kế tựu kế ” là sự hài hước thể hiện bằng cách kéo dài, phát huy chính lời nói của đối phương, để làm được điều này, bạn nhất định phải có khả năng “Binh tới tướng ngăn, nước lên đất thấm”.

Trong giờ Tiếng Anh, thấy giáo gọi một học sinh lên bảng đặt câu, học sinh có vẻ rất khó khăn, nói: “Từ của em khó lắm.”

Thầy giáo nói : “Được rồi, vậy thì mời em lên bảng làm khó nào.”

Cấu trúc của lối hài hước “tương kế tựu kế” này là dựa theo cách xuất chiêu của đối phương để quyết định cần phải dùng chiêu gì. Ví dụ:

Một thầy giáo nói với hai học sinh nữ liên tục nói chuyện riêng trong lớp như sau: “Hai học sinh nữ cộng vào, giống như một nghìn con vịt.”

Không lâu sau, bạn gái của thầy giáo tới thăm, một học sinh nữ vội vàng chạy đến báo cáo: “Thưa thầy, có 500 con vịt đang tới.”

Đó chính là cách mượn từ, thầy vốn đã coi hai người con gái cộng vào là một nghìn con vịt, như vậy suy ra một người con gái bằng 500 con vịt rồi! Ứng dụng chính lời nói của đối phương cộng thêm với cách diễn giải ý nghĩa một cách hài hước chính là “tương kế tựu kế”.

Hãy xem ví dụ dưới đây:

Bố: “Bố phạt con là vì bố yêu con, con của bố ạ”

Điều quan trọng nhất của “tương kế tựu kế ” là cho dù biết rõ ràng đối phương đang nói dối, cũng không phủ định lời của họ, mà phải dùng chính lời nói dóc đó, tăng thêm chút cường điệu, để cho thấy lời nói của đối phương là không đáng tin, tạo nên điểm đáng cười.

Cách nói chuyện như vậy chính là kĩ năng tương kế tựu kế.

Tình huống hài hước

Lại sỉ nhục anh lần nữa

Gãi đầu cào mặt

Một đôi vợ chồng cãi nhau tìm người hòa giải, người chồng nói với người hòa giải:

Một phần của tài liệu Kỹ năng nói chuyện dành cho phái đẹp (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)