Nhà viết kịch nổi tiếng người Nga - Stanislavski đã từng nói: “Trọng âm cũng giống như ngón tay trỏ của con người, nhấn mạnh từ quan trọng nhất trong câu nói."
Vị trí của trọng âm khác nhau thể hiện ý đồ khác nhau của người nói.
Ví dụ:
“Bạn có hiểu không?” Trong câu nói này, nếu như chữ “hiểu”
không nhấn mạnh thì chỉ là một câu hỏi thăm dò thông thường. Nếu như trọng âm rơi vào chữ “hiểu” thì nó lại biến thành câu hỏi với hàm ý coi thường.
Một lãnh đạo cao cấp của ngân hàng nọ và trưởng nhóm lần lượt nói với nữ nhân viên hai ngày đi muộn liên tiếp: “Cái cô này, lại đến muộn à?”
Cùng là một câu nói, chủ quản cao cấp nhấn mạnh, kéo dài và vang chữ “cái cô này”, còn trưởng nhóm lại kéo dài và vang chữ “lại”, nên kết quả mang đến cũng hoàn toàn khác nhau.
Nghe lãnh đạo nói như vậy, nhân viên nữ cúi đầu lắp bắp,có cảm giác xấu hổ. Nhưng cũng là câu nói ấy của trưởng nhóm thì nữ nhân viên lại hỏi vặn lại như một cái máy: “Thì có làm sao? Đến muộn thì đã đến muộn rồi, cùng lắm là trừ lương chứ sao!”
Chính bởi vì vị trí của trọng âm không giống nhau, nên ý nghĩa mà hai người muốn nhấn mạnh, tình cảm mà hai người muốn biểu đạt cũng có sự khác biệt. Do vậy, đã nảy sinh phản ứng hoàn toàn không giống nhau. Trọng âm của lãnh đạo cao cấp dù có chút trách móc nhưng vẫn có thể hiện tình cảm thân thiết, nên đã giảm đi tâm lí phản kháng của nữ nhân viên. Còn lời của người trưởng nhóm vừa nghe đã thấy có ý trách móc khiến cho đối phương không sao chấp nhận được, khi đó sẽ nảy sinh ý định phản kháng.