Nếu lời nói chưa kịp thoát ra đã bị nuốt vào trong sẽ khiến cho đuôi câu nói mơ hồ, không rõ ràng, nói cũng như không nói, người nghe sẽ không nắm bắt được thông tin, không hiểu được điều mà bạn thực sự muốn truyền đạt.
Vì thế, để đảm bảo nội dung truyền đạt được gẫy gọn, tuyệt đối không được để lời nói lúng búng trong miệng khiến cho đối phương nghe nhưng không hiểu.
Do đó, trước khi nói phải suy nghĩ kĩ xem lời mình nói sẽ truyền đạt tới đâu hay phần kết có bị biến mất không, hãy chú ý để hạn chế trường hợp này nhé.
Tình huống đúng sai trong giao tiếp
Lời nói cũng có thể được hoàn thiện qua luyện tập, các bạn gái đừng vì lười rèn luyện mà ảnh hưởng tới quan hệ giao tiếp nhé.
Mách nhỏ
Hàng ngày, các bạn gái nên đọc nhiều sách vở để tăng thêm vốn từ mới và biết cách dùng từ chuẩn xác, từ đó trau dồi kĩ năng nói chuyện và trở nên tự tin hơn trong giao tiếp.
1 Để có một bài diễn thuyết xuất sắc, bạn gái có thể rèn luyện bằng phương pháp viết trước ra giấy bài diễn thuyết đó với 200 từ, trong đó các từ không nên lặp lại. Mặc dù, khi nói chuyện khó có thể chuẩn xác như bài viết đã được chuẩn bị trước, tuy nhiên chúng ta cũng sẽ chú ý hơn tới lượng từ, ý thức được việc không nên dùng nhiều từ lặp lại mà nên tăng thêm những từ ngữ khác nhau để tạo nên sự thay đổi trong lời nói.
2 Nếu lặp đi lặp lại một từ nhiều lần sẽ khiến người nghe có cảm giác như đang nghe một chiếc máy ghi âm lời thoại phát ra những câu giống hệt nhau, khiến lời nói trở nên nhạt nhòa, không có điểm nhấn và trọng tâm, người nghe sẽ khó nắm bắt được thông tin mà bạn muốn truyền tải.
3 Một số người khi đang nói chuyện bỗng nhiên không tìm ra được từ nào thích hợp để diễn đạt thông tin mình muốn truyền tải, cuối cùng đành phải dùng cách kéo dài lời nói mà không ngờ rằng cách nói ngập ngừng như vậy rất khó thu hút sự chú ý của người nghe.