Ví dụ điển hình:
Một ông chồng thường xuyên bị vợ ăn hiếp, vì muốn được vợ đối đãi tử tế hơn, bèn thoả thuận trước với bác sĩ, nhờ bác sĩ “cảm hóa” vợ mình.
Đến giờ hẹn khám, hai vợ chồng ông ta cùng vào, sau khi khám xét cẩn thận, bác sĩ yêu cầu được nói chuyện riêng với bà vợ: “Bệnh tình của chồng bà vô cùng nghiêm trọng, ông ta cần được trị liệu đặc biệt, nhưng rất có khả năng khó qua khỏi.”
Bà vợ : “Điều trị đặc biệt như thế nào? Tôi có thể làm gì được cho ông ấy?” Bác sĩ: “Mỗi ngày hãy chuẩn bị bữa sáng thịnh soạn cho ông ta, sau đó tươi cười tiễn ông ta ra cửa; hai, chuẩn bị cho ông ta bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng, để ông ta có đủ sức làm việc cả ngày; khi ông ấy đi làm về, bà phải chuẩn bị sẵn bữa tối, hơn nữa phải toàn món ông ta thích; trong bữa tối tuyệt đối không được kêu ca, cằn nhằn, cũng không được bắt ông ta làm giúp việc nhà; thứ tư, trong sinh hoạt vợ chồng phải làm cho ông ta cảm thấy thỏa mãn. Nếu như bà có thể làm được bốn điều trên, thì chồng bà có thể bình phục hoàn toàn.”
Trên đường về nhà, ông chồng cố ý hỏi bà vợ: “Bác sĩ nói gì về kết quả kiểm tra sức khỏe của tôi?”
Bà vợ đáp: “Ông ấy nói ông chết chắc rồi!” Ma thuật “Ý tại ngôn ngoại”
Sở dĩ kĩ thuật này có tên “Ý tại ngôn ngoại” là bởi vì một câu chuyện cười như vậy sẽ không trực tiếp bộc lộ ý nghĩa mà cần phải trải qua quá trình chiêm nghiệm mới có thể lĩnh hội được. Đây là nghệ thuật hài hước nâng cao, nếu như không có trình độ nhất định hoặc thiếu khả năng tưởng tượng, thì rất khó có thể hiểu được điều thú vị trong đó. Hầu hết các câu chuyện hài với lối nói vòng vo tam quốc của người Anh đều thuộc thể loại này.
Hài hước theo kiểu “Ý tại ngôn ngoại” này có ba điểm cần chú ý:
(1) Hàm ý sâu sắc hoặc có chút vòng vo, nên cần thời gian suy ngẫm. (2) Thường có cái thú vị của “Thì ra là như vậy”.
(3) Thường hàm chứa những “lời đa nghĩa” hoặc “điển cố”.
Nhưng, cái gọi là “suy ngẫm một chút” chỉ là chút vòng vo, tuyệt đối không khó hiểu như việc giải câu đố, nếu không thì sẽ làm mất đi sự thú vị.
Ngoài ra, hài hước cần sự cộng hưởng, mà để làm được điều đó đôi bên cần phối hợp ăn ý, người nói và người nghe đều phải nằm lòng “điển cố” và đều có thể dựa trên vốn hiểu biết chung để tạo nên sự cộng hưởng tức thì, từ đó tìm ra điểm gây cười, nếu không sẽ không thấy gì là thú vị cả!
Ví dụ, năm 1998 Đài Loan xảy ra chuyện hai nữ nghiên cứu sinh vì tranh giành chức lớp trưởng mà xảy ra án mạng, nữ nghiên cứu sinh gây án đã dùng chất hóa học aqua regia để xóa dấu vết, làm rúng động dư luận. Qua các phương tiện
một điển cố trong sự hiểu biết chung, từ đó sản sinh ra một câu chuyện cười như sau: A và B cùng yêu một anh chàng, sau khi thương lượng, cuối cùng B thắng. Nội dung cuộc nói chuyện như sau:
A: “Tớ nói cho cậu biết, nhà tớ rất giàu, bố tớ là đại ca xã hội đen, chú tớ là Đại biểu Quốc hội, cậu không thể tranh giành với tớ được đâu!”
B: “Tớ không lợi hại như cậu, tớ chỉ là sinh viên khoa Hóa mà thôi…”
Nếu như những người đọc không có hiểu biết chung, thì không thể biết những người học khoa Hóa nguy hiểm ở điểm nào!
Tình huống hài hước
Làm sạch ngôn ngữ
Ngày nọ, cô giáo trả bài kiểm tra và bảo Tĩnh mang về nhà cho bố ký tên. Hôm sau cô giáo hỏi Tĩnh:
Sự bảo vệ của thần linh
Một hôm, bài giảng của thầy giáo quá tẻ nhạt, khiến cho quá nửa lớp ngủ gật.
Thầy giáo sau khi viết kín bảng, quay lại thì thấy đám học sinh đều nằm mơ hết lượt; thầy tức giận đập bàn khiến cả lớp bừng tỉnh, chỉ có mình Duy là vẫn nhắm mắt ngủ ngon lành, lại còn ngáy nữa.
Thầy giáo đến bên Duy, nói lớn:
Bận lắm