Tránh nói chuyện học hành, gia cảnh của đối phương

Một phần của tài liệu Kỹ năng nói chuyện dành cho phái đẹp (Trang 81)

Hãy tìm đến những chủ đề có thể tạo được sự đồng điệu cho đôi bên, ví dụ như môn thể thao yêu thích, du lịch hay văn học nghệ thuật... chắc chắn chúng sẽ có tác dụng rút ngắn khoảng cách; nên tránh những vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, chính trị, trừ khi bạn đang trò chuyện với người thân thiết, để tránh tạo nên mâu thuẫn. Ngoài ra, cũng nên tránh nói chuyện về thành tích học tập.

Trong một lần tham dự tiệc chiêu đãi của một doanh nghiệp lớn, tôi nghe thấy một câu chuyện thế này: “Cậu có quen biết tổng giám đốc của công ty này không? Nghe nói ông ta chỉ học hết tiểu học”. “Thật à, học hết tiểu học mà làm tới tận tổng giám đốc sao?” Thật là một chuyện không nên đem ra bàn tán, thử hỏi đúng lúc ấy "nhân vật chính" của câu chuyện ngồi lê đôi mách nghe thấy thì anh ta sẽ có cảm giác như thế nào?

Nói về vấn đề cá nhân như học vấn, gia thế đều ít nhiều mang lại cho người khác cảm giác "bình phẩm", nếu người đối diện lại đặc biệt chú trọng tới những phương diện ấy của bản thân thì cuộc nói chuyện này càng làm tổn hại tới lòng tự tôn của họ, khiến họ cảm thấy bị xúc phạm.

Có thể bạn tốt nghiệp ở một trường nổi tiếng, bạn có một học lực đáng tự hào luôn khiến bạn muốn khoe khoang, nhưng trong lần nói chuyện đầu tiên với một đám đông hoặc một ai đó thì tốt nhất là nên tránh nói tới vấn đề học vấn; giả sử bạn bỗng nhiên buột miệng nói ra, thì nên quan sát phản ứng của đối phương, nếu như sắc mặt khó coi, không muốn nói nhiều thì phải nhanh chóng chuyển sang chủ đề khác, tránh để đối phương cảm giác không được tôn trọng.

Một phần của tài liệu Kỹ năng nói chuyện dành cho phái đẹp (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)