Sách lược ứng xử nhờ quan sát cách ăn mặc của đối phương

Một phần của tài liệu Kỹ năng nói chuyện dành cho phái đẹp (Trang 65)

đối phương

Nói chuyện chuẩn mực, lịch sự giống như việc mặc một bộ quần áo vừa người, không chỉ đẹp về kích cỡ lớn nhỏ, dài rộng mà kiểu dáng, màu sắc cũng phù hợp với cơ thể, hình dáng của bạn.

Trong cuộc sống hàng ngày, hẳn chúng ta đã từng chứng kiến không ít "tai nạn giao tiếp" vì người nói dùng sai từ, nói thừa một câu hoặc ngữ khí không phù hợp; người nói

vốn vô tình nhưng lại khiến cho người nghe phải suy nghĩ, gây nên những hiểu lầm không đáng có.

vốn vô tình nhưng lại khiến cho người nghe phải suy nghĩ, gây nên những hiểu lầm không đáng có. Vì vậy, muốn nắm được "đẳng cấp" nói chuyện, hãy nhìn vào cách ăn mặc của đối phương, sau đó đưa ra sách lược. Trước tiên, quan sát tỉ mỉ hình dáng và trang phục mà người đối diện đang mặc, sau đó phân tích kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu... để phán đoán tính cách và sở thích của người đó.

Ví dụ với một người thích kiểu dáng đơn giản thì hãy sử dụng ngôn ngữ thành khẩn, thật thà; một người thích quần áo tỉ mỉ, chi tiết thì khi nói chuyện với họ phải đặc biệt chú ý tới ngôn từ, tránh dùng từ ngữ suồng sã.

Cũng như thế, một người có trang phục hào hoa, phong nhã thường thích nghe những lời ngọt ngào, hoa mĩ; tính cách có phần ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình, đôi khi chỉ thích nghe những câu nịnh nọt, khen ngợi. Cho dù đối phương biết rõ là bạn đang nịnh bợ, thì cũng không có phản ứng gì quá đáng với bạn, thực tế thì họ không thể phản kháng lại được lời khen của bạn.

Tóm lại, trước khi nói chuyện, chú ý tới cách ăn mặc của người đối diện ít nhất có thể giúp bạn nhìn ra được tính cách của họ, từ đó mà quyết định cách nói chuyện của mình, như vậy mới dễ tìm được tiếng nói chung.

Bài luyện tập giao tiếp

* Những người ăn mặc chỉn chu phù hợp với cách nói chuyện chân thành.

Một phần của tài liệu Kỹ năng nói chuyện dành cho phái đẹp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)