Hướng tiếp cận nghiên cứu

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 30 - 31)

6 Bộ Tư pháp, Tài liệu của Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Bộ luật Dân sự sửa đổi, năm 2014.

1.2.4.Hướng tiếp cận nghiên cứu

Hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự và bảo lãnh cũng là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự. Trước đây, với tư cách là một hợp đồng chuyên ngành về tín dụng ngân hàng, nên việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm được ban hành đã bãi bỏ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung

Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, cho nên, việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng hoàn toàn chịu sự điều chỉnh của các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành về giao dịch bảo đảm, như Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Vì vậy, hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án này được thực hiện từ các quan điểm của pháp luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng biện pháp bảo lãnh.

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 30 - 31)