So sánh với bảo lãnh ngân hàng, nếu bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng là một biện pháp bảo đảm, thì xét về mặt bản chất, bảo lãnh ngân hàng cũng

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 77 - 80)

dụng là một biện pháp bảo đảm, thì xét về mặt bản chất, bảo lãnh ngân hàng cũng là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng mang tính phái sinh. Chủ thể của bên bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng có thể là bất kỳ ai nếu đủ điều kiện theo pháp luật quy định, thì trong bảo lãnh ngân hàng, chủ thể duy nhất của bên bảo lãnh chỉ là các ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động cấp tín dụng và có phạm vi bảo đảm rộng hơn, linh hoạt hơn…

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG BIỆN PHÁP BẢO LÃNH Ở VIỆT NAM

3.1. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAMVỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Theo pháp luật Việt Nam, mặc dù hợp đồng tín dụng là hợp đồng chuyên ngành về tín dụng ngân hàng, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật về tín dụng ngân hàng, song khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng nói chung, bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh nói riêng, về cơ bản vẫn phải dựa trên nền tảng các quy định về biện pháp bảo lãnh được quy định trong Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành về giao dịch bảo đảm như: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; Nghị định số 11/2012/NĐ- CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và các văn bản pháp luật có liên quan.

3.1.1. Khái niệm biện pháp bảo lãnh được áp dụng để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng hiện hợp đồng tín dụng

Biện pháp bảo lãnh với tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định chính thức tại Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 từ Điều 366 đến Điều 376, theo đó, bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không có khả

năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc bằng thực hiện công việc.

Nhằm hướng dẫn các quy định về bảo lãnh của Bộ luật Dân sự năm 1995 trong bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh, ngày 29/12/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP quy định về bảo đảm tiền vay trong việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997, theo đó, bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng được sử dụng chủ yếu là bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Biện pháp này được hiểu là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Tổ chức tín dụng và khách hàng vay thỏa thuận lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để bảo đảm tiền vay và lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản (bên bảo lãnh) để bảo lãnh cho khách hàng vay (bên được bảo lãnh). Có thể nói, ở giai đoạn này, biện pháp bảo lãnh được thực hiện với bản chất pháp lý là biện pháp bảo đảm đối vật (bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba).

Với mục đích đa dạng hóa các biện pháp bảo đảm và giảm bớt sự khác biệt so với pháp luật của các nước trong quá trình hội nhập quốc tế, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định bảo lãnh theo hướng là biện pháp bảo đảm đối nhân, theo đó: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa

vụ của mình”36. Bên bảo lãnh chịu trách nhiệm bằng uy tín và toàn bộ tài sản của mình để bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ cho bên được bảo lãnh. Cũng từ đó, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm không điều chỉnh đăng ký bảo lãnh. Do bên bảo đảm đối nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình và bên nhận bảo đảm có quyền đối với toàn bộ tài sản đó, nên biện pháp bảo đảm đối nhân không thuộc diện đăng ký giao dịch bảo đảm.

Biện pháp bảo lãnh đối nhân tiếp tục được khẳng định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”37. Về nội dung khái niệm và bản chất pháp lý của biện pháp bảo lãnh, các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 không có gì khác biệt so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Các quy định trên đây đặc biệt có lợi cho bên nhận bảo lãnh. Nếu khi nghĩa vụ được bảo lãnh đến hạn mà bên được bảo lãnh (bên đi vay) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ này, thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh và các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều đó có nghĩa là, khi các bên không có thỏa thuận thì khi nghĩa vụ được bảo lãnh đến hạn, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ, thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà không cần phải chứng minh với bên bảo lãnh việc bên được bảo lãnh không có khả năng thực

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 77 - 80)