Giáo sư Michel Grimaldi của Đại học Paris II, Cộng hòa Pháp đã có bài trình bày tổng quát về pháp luật thực định của Cộng hòa Pháp về các biện pháp bảo đảm, trong đó có bàn đến các vấn đề về bảo

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 66 - 67)

luật thực định của Cộng hòa Pháp về các biện pháp bảo đảm, trong đó có bàn đến các vấn đề về bảo lãnh, Tài liệu Tọa đàm do Nhà Pháp luật Việt - Pháp tổ chức về sửa đổi Bộ luật Dân sự, năm 2011.

Theo pháp luật của nhiều quốc gia, các điều kiện của người bảo lãnh có thể bao gồm: (i) Có uy tín hoặc (ii) có tài sản thuộc sở hữu của mình bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc (iii) vừa có uy tín, vừa chứng minh được năng lực tài chính để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ.

Theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, “khả năng thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh được đánh giá bằng những bất động sản, trừ bất động sản được sử dụng vào mục đích thương mại hoặc khi nghĩa vụ có giá trị nhỏ”28. Như vậy, ngoài điều kiện về năng lực hành vi như các chủ thể khác khi tham gia giao dịch, pháp luật của Cộng hòa Pháp đặc biệt chú ý đến khả năng có tài sản để thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh. Ngoài ra, pháp luật Cộng hòa Pháp có xu hướng bảo vệ người bảo lãnh, vì biện pháp bảo lãnh có thể là nguyên nhân gây vỡ nợ. Pháp luật đã đề ra những điều kiện về xác lập biện pháp bảo lãnh để người bảo lãnh có thể được bảo vệ. Theo đó, người có quyền phải thông tin cho người bảo lãnh (tư vấn hoặc cảnh báo). Điều này có nghĩa, người có quyền phải thông báo cho người bảo lãnh biết về tình hình tài chính không tốt của người có nghĩa vụ (ví dụ: Ngân hàng nhận bảo lãnh phải lưu ý với người bảo lãnh là các tài khoản của người được bảo lãnh hiện không có tiền). Nghĩa vụ tư vấn thể hiện ở việc người có quyền cho người bảo lãnh biết được phạm vi cam kết bảo lãnh của mình. Nghĩa vụ cảnh báo được thực hiện khi người có quyền thông báo cho người bảo lãnh biết rằng biện pháp bảo lãnh đó rất nguy hiểm so với khả năng tài chính của người bảo lãnh, ví dụ như khoản nợ được bảo đảm bằng nghĩa vụ bảo lãnh có khả năng dẫn đến việc người bảo lãnh bị kê biên toàn bộ tài sản.

Về vấn đề này, Bộ luật Dân sự Nhật Bản có quy định, để xác lập biện pháp bảo lãnh thì người bảo lãnh phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ các

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 66 - 67)