ThS Nguyễn Thị Hạnh, Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế Bộ Tư pháp, “Một số vấn đề về cấu trúc, vật quyền và trái quyền trong Bộ luật Dân sự Đức mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình sửa đổ

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 134 - 136)

quyền và trái quyền trong Bộ luật Dân sự Đức mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005” - Tài liệu của Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Bộ luật Dân sự sửa đổi.

Tính chất đối nhân của quan hệ bảo đảm nghĩa vụ được ghi nhận cả trong trường hợp biện pháp bảo đảm được xác lập trên các tài sản đặc định, gọi là thế chấp hoặc cầm cố. Chủ nợ có bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp được thừa nhận có quyền ưu tiên được thanh toán nợ bằng giá bán tài sản cầm cố, thế chấp; tuy nhiên, tính chất ưu tiên của của quyền không được làm rõ trong mối quan hệ với người cầm cố, thế chấp, người mà theo giả thiết là chủ sở hữu tài sản. Riêng trong trường hợp bảo đảm bằng thế chấp tài sản, thì để thực hiện quyền ưu tiên đó, chủ nợ cần có sự hợp tác của chủ sở hữu tài sản. Một khi nợ được bảo đảm không được trả, thì chủ nợ nhận thế chấp phải làm động tác yêu cầu chủ sở hữu giao tài sản cho mình xử lý. Nếu chủ sở hữu không chịu giao, mà điều này lại thường xảy trong thực tiễn, thì chủ nợ chỉ còn mỗi cách ứng xử phù hợp với pháp luật là gõ cửa Toà án để yêu cầu cưỡng chế theo thủ tục chung về tố tụng dân sự, chứ không có cách nào khác. Trong trường hợp bảo đảm nghĩa vụ bằng cầm cố tài sản, thì pháp luật thừa nhận cho chủ nợ nhận cầm cố một số quyền có thể khiến người ta liên tưởng đến người có vật quyền trong Luật Latinh. Chẳng hạn, nếu nợ không được trả, thì chủ nợ nhận cầm cố có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, điều này có nghĩa là không cần đến vai trò của chủ sở hữu. Tuy nhiên, sự thừa nhận đó không hề khẳng định rằng, chủ nợ nhận cầm cố có quyền năng tác động trực tiếp lên vật như người có vật quyền. Đơn giản, trong tình huống đặc thù, chủ nợ đang nắm giữ, kiểm soát tài sản về phương diện vật chất và việc nắm giữ đó là hợp pháp, được nhà chức trách bảo vệ. Tình trạng đó làm hình thành lợi thế tự nhiên của chủ nợ trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện việc thu hồi nợ. Người làm luật, về phần mình, chỉ làm mỗi việc là quy định trao cho chủ nợ một số quyền để phát huy lợi thế tự nhiên đó, nhằm giải

quyết vấn đề thu hồi nợ theo cách giản đơn và ít tốn kém nhất68. Không thực hiện đúng nghĩa vụ phụ cũng là một dạng thực hiện không đúng nghĩa vụ và người vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm. Để tạo thành nguyên tắc, Bộ luật Dân sự Việt Nam cần quy định này theo hướng: Trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ phụ, thì người vi phạm nghĩa vụ phụ, cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Điều này có thể áp dụng trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ về bảo lãnh.

Nghiên cứu Bộ luật Dân sự Pháp cho thấy, các biện pháp bảo đảm cũng được thiết kế theo triết lý vật quyền và trái quyền và được chia thành hai loại là vật quyền bảo đảm và trái quyền bảo đảm. Trái quyền bảo đảm là bảo đảm theo đó một trái quyền được tăng cường bởi một trái quyền khác. Tiêu biểu là biện pháp bảo lãnh. Bảo lãnh là hợp đồng theo đó một người nhận bảo lãnh cho nghĩa vụ của một người khác và cam kết thực hiện nghĩa vụ đó nếu người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ. Trên thực tế, ngoài hợp đồng bảo lãnh, giữa người có nghĩa vụ và người bảo lãnh thường có một hợp đồng trong đó, người bảo lãnh cam kết bảo lãnh cho người có nghĩa vụ. Một số trường hợp bảo lãnh phổ biến69 như: Bảo lãnh do quan hệ bạn bè hoặc gia đình; bảo lãnh có thu phí trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng của mình và khách hàng phải trả phí bảo lãnh; bảo lãnh của lãnh đạo công ty đối với các khoản nợ của công ty. Có thể bảo lãnh cho một nghĩa vụ hiện tại hoặc nghĩa vụ hình thành trong tương lai hoặc có thể bảo lãnh đối với tất cả các khoản nợ của con nợ hoặc chỉ bảo lãnh đối với một hoặc một số khoản nợ cụ thể. Cũng có thể thực hiện bảo lãnh có giới hạn hoặc không giới hạn mức trần mà người bảo lãnh

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 134 - 136)