Thực trạng bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng việc cầm cố, thế chấp tài sản của bên bảo lãnh (bảo lãnh đối vật)

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 92 - 95)

46 Khoản 2, 3, 4, 5 Điề u3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

3.2.1.Thực trạng bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng việc cầm cố, thế chấp tài sản của bên bảo lãnh (bảo lãnh đối vật)

cố, thế chấp tài sản của bên bảo lãnh (bảo lãnh đối vật)

Trong suốt quá trình thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995, biện pháp bảo đảm hợp đồng tín dụng luôn được thực hiện theo “bảo lãnh đối vật”, tức là bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng đã quy định rất cụ thể về vấn đề này, theo đó, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Bên bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình. Tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh có thể thoả thuận biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Cũng theo Nghị định này, giá trị quyền sử dụng đất cũng được đem cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

Từ các quy định của pháp luật về bảo lãnh ở trên đưa đến nhận thức là, nếu một chủ thể vay tiền của ngân hàng mà không có tài sản để đảm bảo cho khoản tiền vay đó, thì có thể nhờ người thứ ba có tài sản thuộc sở hữu của họ đem cầm cố, thế chấp để bảo lãnh thực hiện thay nghĩa vụ cho chủ thể vay tiền. Trong trường hợp chủ thể này không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm của bên thứ ba (bên bảo lãnh) để thu hồi khoản nợ vay. Về ưu điểm, pháp luật không hạn chế chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh, cũng không yêu cầu về tư cách chủ thể hoặc tài sản của bên bảo lãnh. Ðây là yếu tố khá thuận lợi giúp các bên tự do lựa chọn hình thức này.

Trên thực tế, không phải lúc nào bên đi vay cũng có đủ tài sản để cầm cố hay thế chấp đảm bảo trả nợ khi đến hạn, vì vậy, bảo lãnh là một trong những biện pháp được áp dụng khá phổ biến48 với những điều kiện, thủ tục thuận tiện và hành lang pháp lý đối với biện pháp này được quy định tương đối đơn giản. Do vậy, quy định mở về sự tham gia của bên thứ ba sẽ giúp cho nhiều tổ chức, cá nhân có khả năng được vay vốn, tháo gỡ khó khăn, còn bên bảo lãnh cũng không bị ràng buộc quá nhiều trách nhiệm pháp lý theo luật khi giao kết giao dịch bảo đảm (trừ trường hợp bên bảo lãnh phải cầm cố, thế chấp tài sản của mình và phải đăng ký giao dịch bảo đảm để đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên). Ngoài ra, trong một số trường hợp, đây còn được coi là biện pháp “ba bên cùng có lợi”. Tổ chức tín dụng cho vay để thu lãi, người đi vay có thể được vay vốn để trang trải hoặc tiếp tục sản xuất kinh doanh, người bảo lãnh sẽ được nhận khoản thù lao cho việc bảo lãnh của mình. Bên cạnh đó, chế tài về tài sản đối với bên bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đến hạn cũng đã tạo sự yên tâm cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng khi chấp nhận

48

ThS. Nguyễn Thùy Trang, Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV, “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại: Một số nhận định từ góc độ pháp lý đến thực tiễn” - trên http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/.

cho một tổ chức, cá nhân nào đó vay tiền khi có người bảo lãnh. Tuy nhiên, do quy định bảo đảm theo quan điểm đối vật, các quy định trên thực chất là hướng tới việc bảo vệ quyền lợi cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng với tư cách là bên cho vay và bên nhận bảo lãnh, chứ chưa thực sự phát huy bản chất đối nhân của biện pháp bảo lãnh, chưa phân định rõ ranh giới trách nhiệm của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh trong các quy định pháp luật. Một số quy định pháp luật hướng dẫn thiên về định tính nhiều hơn định lượng. Trong một số vụ tranh chấp liên quan đến quan hệ bảo lãnh, người được bảo lãnh không thực hiện hết trách nhiệm của mình và đẩy hết rủi ro cho bên bảo lãnh. Một hệ lụy khác cũng cần quan tâm là quan hệ bảo lãnh có liên quan đến việc cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba, nếu pháp luật có quy định phải đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng hay chứng thực, thì vấn đề đặt ra ở đây là có phải làm các thủ tục với cả thỏa thuận bảo lãnh hay chỉ phải làm các thủ tục với thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba? Bởi trên thực tế, có một số trường hợp thỏa thuận bảo lãnh có kèm theo các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh, nhưng cũng có trường hợp hai văn bản này được lập riêng.

Trong khoảng thời gian thực hiện chế định bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, theo khảo sát, ghi nhận từ các vụ kiện tại Tòa án nhân dân, thì các vụ kiện tranh chấp từ hợp đồng tín dụng, trong đó, ngân hàng cho vay và nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của bên thứ ba ngày càng nhiều. Theo các báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân cho thấy, ở thời điểm tình hình kinh tế khó khăn, số lượng các vụ án tín dụng, hay nói khác đi là, các vụ đòi nợ của ngân hàng ngày càng nhiều. Đáng chú ý là các vụ đòi nợ mà trong đó, doanh nghiệp đi vay và thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba (bên bảo lãnh) cũng ngày một nhiều lên. Trừ khối ngân hàng nước ngoài, hầu hết ngân hàng thương mại trong nước, ngay cả các ngân hàng lớn như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) … đều có những vụ kiện để giải quyết hậu quả hợp đồng tín dụng kiểu này. Ví dụ, vụ đòi nợ của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đối với một cá nhân (quận Thanh Xuân, Hà Nội), trong đó cá nhân này vay 410 triệu đồng thông qua 2 hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của một gia đình ở huyện Đan Phượng (Hà Nội) nhận bảo lãnh. Khi người vay tiền không trả nợ, Ngân hàng đòi siết nhà thì gia đình (bên bảo lãnh) có đất mới biết, cả

gốc và lãi của khoản nợ là 510 triệu đồng49. Trong khi đó, theo gia đình này (bên bảo

lãnh), họ có nhu cầu vay 100 triệu đồng và thực tế chỉ nhận được 88 triệu đồng, sau khi đã trừ lãi và phí. Tuy nhiên, do hợp đồng bảo lãnh - thế chấp đúng là do gia đình này ký, đã đăng ký giao dịch bảo đảm, nên Tòa án tuyên Techcombank có quyền phát mại tài sản trong trường hợp người đi vay không trả được nợ. Hay trường hợp Ngân hàng Đông Nam Á (Seabank) cho Công ty Hưng Phát vay 5,7 tỷ đồng, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của 3 hộ gia đình. Sau khi Ngân hàng khởi kiện đòi nợ và giám định thì phát hiện chữ ký của một gia đình trên hợp đồng thế chấp là giả mạo. Một hộ gia đình khác thì đưa ra chứng cứ về việc họ đã trả nợ 1,7 tỷ đồng, được Phó Giám đốc Seabank Chi nhánh Ba Đình ký xác nhận, trong số 2,4 tỷ đồng mà gia đình họ đã bảo lãnh, trong khi đại diện Ngân hàng Đông

Nam Á (Seabank) cho biết, chứng từ tại Ngân hàng chỉ có 700 triệu đồng50. Trong

những trường hợp này, về lý thì ngân hàng nắm đằng chuôi nếu như họ đã thực hiện đầy đủ các quy định về giao dịch bảo lãnh như ký hợp đồng thế chấp có công

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 92 - 95)