Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 121 - 122)

59 Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp

3.3.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh

đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh

Thứ nhất, vướng mắc trong áp dụng quan hệ bảo lãnh

Do pháp luật chưa phân định rõ ranh giới trách nhiệm của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh, một số quy định hướng dẫn thiên về định tính nhiều hơn định lượng…, vì vậy, trong một số vụ tranh chấp liên quan đến quan hệ bảo lãnh, người được bảo lãnh không thực hiện hết trách nhiệm của mình và đẩy hết rủi ro cho bên bảo lãnh. Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Ðiều 41 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngay cả khi nghĩa vụ chưa đến hạn (điều này sẽ khiến cho bên bảo lãnh rơi vào thế bị động) hoặc bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Vậy căn cứ để xác định thời điểm trước khi đến hạn hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ sẽ có ý nghĩa định tính. Vì việc xác định “thời điểm trước khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ” và “không có khả năng thực hiện nghĩa vụ” theo khoản 2 và khoản 3 của Ðiều 41 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP được thể hiện dựa trên những tiêu chí nào là điều không đơn giản. Nếu bên bảo lãnh không nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật, vì “nể” mà đứng ra bảo lãnh sẽ rất có thể sẽ phải chịu rủi ro. Việc quy trách nhiệm cho bên bảo lãnh vô hình chung sẽ làm giảm trách nhiệm của bên được bảo lãnh. Ví dụ, Công ty A bảo lãnh cho Công ty B vay vốn (có tài sản thế chấp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh). Ðến hạn, Công ty A không trả được nợ, Công ty B bị ngân hàng khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, tại thời điểm không trả được nợ, Công ty A vẫn hoàn toàn có đầy đủ năng lực tài chính để thanh toán khoản vay, nhưng đã cố tình không trả để đẩy trách nhiệm cho người bảo lãnh. Do vậy, với các quy định pháp luật hiện hành, có nhiều yếu tố “tiềm ẩn rủi ro” cho bên bảo lãnh, nên trước khi đứng ra nhận bảo lãnh, bên liên quan nên

nghiên cứu đầy đủ và quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của mình để đưa vào hợp đồng bảo lãnh63.

Trên thực tế, bảo lãnh nợ vay hay trong dân gian thường gọi là lãnh nợ là việc người thứ ba cam kết với bên cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay nếu khi đến thời hạn mà bên vay không trả nợ hoặc trả nợ không đủ. Hiện nay việc bảo lãnh nợ vay tín dụng ngân hàng bằng cách người bảo lãnh phải dùng tài sản của mình thế chấp cho Ngân hàng, thì Ngân hàng mới cho người được bảo lãnh vay. Nếu bên vay không trả nợ hay trả nợ không đầy đủ thì Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Người đứng ra bảo lãnh cho người khác được vay vốn thường là người tốt, với mục đích là giúp đỡ. Nhưng việc bảo lãnh cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ rủi ro, như người vay bội tín hoặc không có khả năng trả nợ, bỏ trốn hay bị chết... thì người bảo lãnh sẽ... lãnh đủ. Không phải vì việc bảo lãnh cho người khác vay vốn có nhiều rủi ro và dễ nhận phần thiệt hại, phiền toái về mình mà chúng tôi khuyên mọi người không nên bảo lãnh cho ai. Ở đây chúng tôi muốn nói đến có một thực tế hiện nay việc bảo lãnh trong một số trường hợp đã bị biến tướng. Người bảo lãnh không phải chỉ giúp đỡ vô tư, mà vì ham lợi đã trở thành người cho vay tín dụng đen trong khi không có vốn. Còn bên vay lợi dụng lòng tin lẫn lòng tham của người bảo lãnh để chiếm đoạt tài sản.

Gần đây, tại tỉnh Bến Tre đã xảy ra vụ vỡ nợ tín dụng có bảo lãnh, trong đó hàng chục người đã đem quyền sử dụng đất thế chấp cho ngân hàng để bảo lãnh cho một người vay vốn, sau đó người này không trả nợ nên ngân hàng đã chuyển hồ sơ ủy quyền cho Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản đấu giá toàn bộ quyền sử dụng đất mà những người bảo lãnh đã đem thế chấp. Không biết người trong cuộc trong tình cảnh mất hết đất đai, gia sản vì tin người họ nghĩ sao, chứ chỉ đọc những hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất của họ, chúng tôi đã rất đau lòng, vì

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 121 - 122)