Giáo sư Michel Grimaldi của Đại học Paris II, Cộng hòa Pháp đã có bài trình bày tổng quát về pháp luật thực định của Cộng hòa Pháp về các biện pháp bảo đảm, trong đó có bàn đến các vấn đề về

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 69 - 73)

pháp luật thực định của Cộng hòa Pháp về các biện pháp bảo đảm, trong đó có bàn đến các vấn đề về bảo lãnh, Tài liệu Tọa đàm do Nhà Pháp luật Việt - Pháp tổ chức về sửa đổi Bộ luật Dân sự,năm 2011. 30

Theo quy định tại khoản 2 Điều 904 Bộ luật Dân sự Campuchia, thì trường hợp trách nhiệm của người bảo lãnh lớn hơn khoản nợ chính do mục đích hoặc hình thái của khoản nợ, thì sẽ cắt giảm khoản nợ của người bảo lãnh xuống mức giới hạn của khoản nợ chính. Như vậy, trách nhiệm của người bảo lãnh được giới hạn bởi giá trị của khoản nợ chính. Ngoài ra, khoản 3 Điều 901 Bộ luật Dân sự Campuchia quy định trong văn bản bảo lãnh phải xác định được nội dung của khoản nợ bảo lãnh. Như vậy, pháp luật Campuchia cũng không cho phép các bên xác lập cam kết không giới hạn như Cộng hòa Pháp. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự Campuchia còn quy định rõ trong trường hợp khoản nợ chính bị xóa bỏ thì bảo lãnh cũng được xóa bỏ. Đây có thể xem là sự lệ thuộc giữa nghĩa vụ được bảo lãnh với quan hệ bảo lãnh, theo đó sự tồn tại hoặc chấm dứt của nghĩa vụ được bảo lãnh quyết định đến sự tồn tại hoặc chấm dứt của quan hệ bảo lãnh. Bộ luật Dân sự Thái Lan khẳng định, nghĩa vụ bảo lãnh chỉ có thể được thiết lập cho một nghĩa vụ đang có hiệu lực. Tuy nhiên, Điều 681 Bộ luật Dân sự Thái Lan quy định các bên được quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh để bảo đảm cho một nghĩa vụ trong tương lai hoặc một nghĩa vụ có điều kiện. Khái niệm một nghĩa vụ đang có hiệu lực của Bộ luật Dân sự Thái Lan phải được hiểu là đang có hiệu lực về pháp lý, chứ không thuần túy là đang có hiệu lực về thực tế.

- Đối với việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, do lợi ích của bên nhận bảo lãnh chỉ được bảo đảm thông qua việc bên bảo lãnh thực hiện yêu cầu, nên không loại trừ những rủi ro khi bên bảo lãnh không thực hiện yêu cầu hoặc không còn khả năng thực hiện yêu cầu của bên nhận bảo lãnh. Do vậy, các bên có quyền thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm đối với việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (cầm cố hoặc thế chấp tài sản, bảo lãnh). Nhưng cũng cần phân biệt rõ giữa cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh với cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Đây là hai loại nghĩa vụ khác nhau về thời hạn thực hiện, điều kiện thực

hiện nên thời điểm tiến hành xử lý tài sản cũng khác nhau và hậu quả pháp lý trong trường hợp giá trị tài sản bảo lãnh không đủ để thực hiện nghĩa vụ cũng khác nhau.

Về quyền yêu cầu ngăn chặn của bên nhận bảo lãnh, do nghĩa vụ bảo lãnh trong quan hệ dân sự là một nghĩa vụ tài sản, nên về nguyên tắc, bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm vô hạn về việc thực hiện nghĩa vụ đó trong phạm vi khối tài sản của mình. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là khối tài sản đó của bên bảo lãnh được xác định vào thời điểm bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình, chứ không phải vào thời điểm giao kết hợp đồng bảo lãnh. Do vậy, sẽ rất không an toàn cho bên nhận bảo lãnh nếu bên bảo lãnh tiến hành tẩu tán tài sản của mình khi biết được mình phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp trên, kể từ thời điểm thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo lãnh có các quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đồng thời có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền của bên nhận bảo lãnh phải chấm dứt hành vi đó.

- Về thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tính chất bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của biện pháp bảo lãnh xuất phát từ quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thay của bên nhận bảo lãnh và được thỏa mãn thông qua việc bên bảo lãnh thực hiện yêu cầu đó. Điều đó thể hiện bản chất của quan hệ bảo lãnh là quan hệ nghĩa vụ và vì vậy, vấn đề thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được giải quyết tương tự như quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý, kể từ thời điểm được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

2.2.3.4. Về hình thức và hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh trong bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng thực hiện hợp đồng tín dụng

Về nguyên tắc, hình thức bảo lãnh bắt buộc phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng (hợp đồng bảo lãnh) hoặc ghi trong hợp đồng chính (hợp đồng tín dụng). Hợp đồng bảo lãnh là sự thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ bảo lãnh liên quan đến người được bảo lãnh. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực. Nghĩa vụ bảo lãnh do các bên tự thỏa thuận có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm: Nợ gốc, tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép các bên có thỏa thuận khác. Nếu trong hợp đồng bảo lãnh chỉ ghi nhận số nợ cụ thể hoặc giới hạn nợ tối đa mà người bảo lãnh chịu trách nhiệm và không nói rõ giới hạn đó là giới hạn cho nợ gốc hay toàn bộ các khoản có thể phát sinh, thì người bảo lãnh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi đó.

Pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp cũng như của Nhật Bản quy định biện pháp bảo lãnh phải được lập thành văn bản, nhưng không thuộc đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm, vì đây là biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân (không bảo đảm bằng tài sản cụ thể như biện pháp cầm cố hoặc biện pháp thế chấp). Hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực từ thời điểm giao kết hợp pháp. Tuy nhiên, hợp đồng bảo lãnh cũng chỉ có hiệu lực khi có sự tồn tại hợp pháp của nghĩa vụ chính, do đó nếu nghĩa vụ chính không hình thành hoặc bị chấm dứt thì hợp đồng bảo lãnh cũng sẽ chấm dứt. Bộ luật Dân sự Thái Lan tại Điều 692 cũng có quy định: “Việc tạm đình chỉ thời hiệu đối với người mắc nợ cũng có nghĩa là tạm đình chỉ đối với người bảo lãnh”. Quy định nêu trên cho thấy, hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng có nghĩa vụ chính được bảo lãnh.

Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật Dân sự Campuchia, thì bảo lãnh không dựa trên văn bản có thể được rút lại bất kỳ lúc nào, trừ trường hợp người bảo lãnh tự nguyện bắt tay vào việc thi hành khoản nợ bảo lãnh (khoản 1 Điều 901). Quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự Campuchia cho thấy, hợp đồng bảo lãnh không chỉ được lập bằng hình thức văn bản. Vấn đề là nếu không lập bằng hình thức văn bản thì tính pháp lý không cao, vì có thể được rút lại bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự Campuchia cũng khuyến khích người bảo lãnh ghi bằng tay đối với giá trị khoản nợ, vì khoản 2 Điều 901 quy định trong bảo lãnh các khoản nợ bằng tiền, trường hợp giá trị khoản nợ bảo lãnh không được người bảo lãnh ghi bằng tay thì cũng có thể được rút lại bất kỳ lúc nào. Điều này cho thấy, để bảo đảm an toàn pháp lý khi nhận bảo lãnh các khoản nợ bằng tiền thì các chủ thể cần phải lập hợp đồng dưới hình thức văn bản và người bảo lãnh phải ghi bằng tay giá trị khoản nợ.

Về hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh, pháp luật của các quốc gia đều khẳng định hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực từ thời điểm giao kết hợp pháp và hợp đồng bảo lãnh không thuộc đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm như cầm cố, thế chấp.

2.2.3.5. Về trách nhiệm của người bảo lãnh trong bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng hợp đồng tín dụng

Về nguyên tắc, người bảo lãnh một nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền (người nhận bảo lãnh) nếu chính người có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) không thi hành31. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp và Nhật Bản thì người bảo lãnh có quyền phản đối việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ và phản đối việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 69 - 73)