Điều 2029 Bộ luật Dân sự Pháp.

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 74 - 76)

Về việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh: Quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có thể có bảo đảm bằng tài sản (nếu các bên có thỏa thuận) hoặc không có bảo đảm bằng tài sản (nếu các bên không có thỏa thuận). Trong trường hợp có bảo đảm bằng tài sản, thì bên nhận bảo lãnh có quyền xử lý tài sản đó với tư cách của bên nhận cầm cố, nhận thế chấp. Trong trường hợp không có bảo đảm bằng tài sản, thì bên nhận bảo đảm chỉ có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm bình thường, con nợ trong quan hệ này chính là bên bảo lãnh, do vậy bên bảo lãnh cũng chính là con nợ phụ tồn tại bên cạnh con nợ chính của bên nhận bảo lãnh (bên có quyền). Khi đó, bên nhận bảo lãnh không thể tự ý thu giữ, xử lý tài sản của bên bảo lãnh mà phải yêu cầu, thỏa thuận với bên bảo lãnh về tài sản, thời gian, địa điểm và phương thức xử lý để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Nếu không thỏa thuận được thì bên nhận bảo lãnh chỉ có quyền khởi kiện tại Tòa án về việc vi phạm nghĩa vụ.

2.2.3.6. Chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

Việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng được chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt. Đây là trường hợp đương nhiên chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh, bởi lẽ, thời hạn tồn tại việc bảo lãnh là thời hạn tồn tại nghĩa vụ được bảo lãnh, nay nghĩa vụ đó đã chấm dứt thì việc bảo lãnh cũng được chấm dứt.

- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Trong cả hai trường hợp này biện pháp bảo lãnh đều chấm dứt, tuy nhiên, giữa chúng có sự khác nhau35. Trong trường hợp việc bảo lãnh được các bên thỏa thuận hủy bỏ, thì thực chất quan hệ hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay và bên 35Xem thêm: PGS.TS Hoàng Thế Liên (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008.

vay trở thành quan hệ hợp đồng không có bảo đảm; còn trong trường hợp các bên thỏa thuận thay thế biện pháp bảo đảm khác không phải là biện pháp bảo lãnh, thì quan hệ hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay và bên vay vẫn là quan hệ hợp đồng có biện pháp bảo đảm di kèm, chỉ khác ở biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có thể là do người bảo lãnh tự nguyện hoặc có thể thông qua hình thức cưỡng chế được thực hiện của cơ quan có thẩm quyền.

- Việc bảo lãnh chấm dứt theo thỏa thuận của các bên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau khi nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh, cho phép rút ra một số kết luận như sau:

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 74 - 76)