thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trên:
Trái quyền, còn gọi là quyền đối nhân, là quyền cho phép một người gọi là trái chủ đòi hỏi một người khác, gọi là thụ trái, thực hiện một việc66. Trong ngôn ngữ thông dụng, trái quyền còn được gọi là quyền đòi nợ. Điều đó có nghĩa rằng, để quan hệ trái quyền vận hành hoàn hảo, nhất thiết phải có sự hợp tác của cả trái chủ và thụ trái, chứ một mình trái chủ vào vai thì không đủ. Về mặt cấu trúc kỹ thuật, trái quyền được hình thành từ ba yếu tố: trái chủ (chủ thể có), thụ trái (chủ thể nợ) và đối tượng. Cũng như đối với vật quyền, trong khoa học pháp lý, có nhiều cách phân loại trái quyền. Với cách phổ biến nhất, người ta chia các trái quyền thành hai nhóm: trái quyền có đối tượng là làm hoặc không làm một việc và trái quyền có đối tượng là chuyển giao một vật quyền.
Trái quyền có đối tượng “làm một việc” là một quan hệ nghĩa vụ trong đó thụ trái cam kết thực hiện một công việc vì lợi ích của trái chủ: người chủ ga-ra cam kết sửa chữa hoàn chỉnh một chiếc ô tô; kiến trúc sư cam kết hoàn thành đồ án xây dựng một căn nhà;… Trái quyền có đối tượng “không làm một việc” là loại quan hệ nghĩa vụ trong đó thụ trái cam kết giữ thái độ thụ động về một phương diện nào đó, vì lợi ích của trái chủ. Chẳng hạn, người bán một sản nghiệp thương mại cam kết không mở một cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề trong khu vực lân cận trong một khoảng thời gian nào đó… Trái quyền có đối tượng
“chuyển giao một vật quyền” là một quan hệ nghĩa vụ trong đó thụ trái cam kết
trao cho trái chủ một vật quyền vốn thuộc về mình, đặc biệt là quyền sở hữu đối với một tài sản. Ví dụ, trong một vụ mua bán vật cùng loại với một số lượng nào đó, người mua muốn nhận được tài sản, thì cần có sự hợp tác của người bán, thể hiện qua việc người bán tiến hành cá thể hoá đối tượng mua bán bằng cách tách đối tượng này ra khỏi khối các vật cùng loại, rồi đóng gói để sẵn sàng giao cho 66PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện – Trường Đại học kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh - “Sự cần thiết của việc xây dựng các chế định vật quyền và trái quyền trong luật dân sự”,
http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/kinh-te-dan-su/xay-dung-lai-he-thong-phap-luat-ve-bao- 111am-nghia-vu-tren-co-so-ly-thuyet-vat-quyen-va-trai-quyen
người mua. Về chế độ pháp lý, trái quyền không phải là quan hệ pháp lý giữa chủ thể và vật, mà là quan hệ pháp lý giữa các chủ thể. Các quy tắc chi phối quan hệ ấy đặc trưng bằng việc chỉ định hành vi ứng xử trong giao tiếp giữa hai bên. Để quan hệ trái quyền vận hành suôn sẻ, sự hợp tác tích cực của trái chủ và thụ trái là điều kiện cần thiết. Khuôn mẫu diễn tiến quan hệ trái quyền có thể được mô tả như sau: Người có trái quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ; thụ trái thực hiện và người có trái quyền tiếp nhận việc thực hiện.
Theo pháp luật một số quốc gia có nền tảng lâu đời về dân luật, lý thuyết về vật quyền và trái quyền được quy định khá mạch lạc và nó chính là nền tảng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng cũng như việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Theo pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, trái quyền được hiểu là hành vi của một người có năng lực pháp luật làm phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định. Luật Trái quyền của Cộng hòa Liên bang Đức67 chia làm 2 phần chính: Thứ
nhất, những quy định chung (thực hiện quyền như thế nào, trách nhiệm do không
thực hiện, thực hiện không đúng, chậm…) áp dụng chung cho các quan hệ trái vụ khác ở phần sau; Thứ hai, những quy định riêng (dạng quan hệ trái vụ cụ thể gồm các hợp đồng cụ thể). Phần quy định riêng chỉ quy định những gì do tính chất đặc thù của nó mà khác với những quy định ở phần chung. Có thể nói, trong tư duy và phương thức lập pháp nói chung, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là mối quan hệ pháp lý được thiết lập giữa một bên là người cam kết bảo đảm và bên kia là người thụ hưởng biện pháp bảo đảm. Đó là một quan hệ nghĩa vụ đích thực, nghĩa là, ở góc nhìn của pháp luật Latinh, có tác dụng tạo ra một trái quyền mà người thụ hưởng biện pháp bảo đảm được phép thực hiện chống lại người cam kết bảo đảm.