Điều 2019 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 67 - 69)

phương tiện để thực hiện trái vụ. Nếu người bảo lãnh không có khả năng đáp ứng hai điều kiện trên, thì người cho vay có quyền yêu cầu phải có một người khác đủ điều kiện để thay thế người bảo lãnh (Điều 450). Như vậy, pháp luật Nhật Bản cũng rất chú trọng đến năng lực thực thi nghĩa vụ đã cam kết của người bảo lãnh. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự Nhật Bản thì hai điều kiện nêu trên không áp dụng đối với những trường hợp trái chủ tự giới thiệu người bảo lãnh (khoản 2 Điều 450 Bộ luật Dân sự Nhật Bản). Ngoài ra, Bộ luật Dân sự Nhật Bản cũng không quy định về việc người có quyền phải có nghĩa vụ thông tin đối với người bảo lãnh. Pháp luật buộc người bảo lãnh phải biết về nghĩa vụ được bảo lãnh và những rủi ro có thể phát sinh khi xác lập bảo lãnh.

Theo quy định tại Điều 907 Bộ luật Dân sự Campuchia, thì người bảo lãnh phải là người có năng lực và khả năng thanh toán nợ. Quy định nêu cho thấy, khả năng thanh toán nợ là một yêu cầu bắt buộc đối với người bảo lãnh. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự Campuchia không quy định cụ thể thế nào là “có khả năng thanh toán nợ”, mà việc đánh giá khả năng này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người nhận bảo lãnh trên cơ sở năng lực tài chính của người bảo lãnh.

Từ những quy định của Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Nhật Bản và Campuchia cho thấy, khả năng thanh toán nợ là yếu tố để đánh giá năng lực thực hiện cam kết bảo lãnh của người bảo lãnh. Tuy nhiên, việc đánh giá người bảo lãnh có khả năng thanh toán nợ lại phụ thuộc vào kỹ năng phân tích, đánh giá của người nhận bảo lãnh. Đây có thể xem là “nguy cơ tiềm ẩn rủi ro” cho người nhận bảo lãnh, vì có thể tại thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì người bảo lãnh không còn khả năng thanh toán nợ như thời điểm các bên xác lập hợp đồng bảo lãnh.

2.2.3.3. Về nghĩa vụ bảo lãnh và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Về nghĩa vụ bảo lãnh, thông thường, nếu các bên không có thỏa thuận khác, Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh,

nếu khi đến thời hạn thực hiện việc trả nợ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo quy định tại Điều 2012 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, thì chỉ có thể bảo lãnh đối với một nghĩa vụ đã có hiệu lực. Ngoài ra, Điều 2013 quy định không thể bảo lãnh vượt quá nghĩa vụ của người có nghĩa vụ, cũng không thể cam kết bảo lãnh với những điều kiện nặng nề hơn. Để bảo đảm cho ý chí của người bảo lãnh được thể hiện trung thực, đúng với ý chí của người bảo lãnh thì người bảo lãnh phải viết tay giá trị số tiền cam kết bảo lãnh bằng số và bằng chữ, vì như vậy người bảo lãnh phải hết sức chú ý đến cam kết của mình. Nếu đó là cam kết bảo lãnh không giới hạn, thì pháp luật yêu cầu người bảo lãnh phải có phần ghi chú nêu rõ đã hiểu được mức độ cam kết của mình (Bộ luật Dân sự Pháp)29.

Theo pháp luật Nhật Bản30, Điều 447 Bộ luật Dân sự có quy định về giới hạn của nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả lãi suất của nợ gốc, tiền phạt, thiệt hại và các chi phí phát sinh từ trái vụ. Nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh trên cơ sở giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm. Mặc dù nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ độc lập, nhưng không được vượt quá nghĩa vụ chính (Điều 448 Bộ luật Dân sự). Điều này có nghĩa là giá trị nghĩa vụ giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh không được vượt quá giá trị nghĩa vụ giữa người được bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự Nhật Bản không đề cập đến cam kết bảo lãnh không giới hạn như Cộng hòa Pháp. Điều này có thể hiểu là pháp luật Nhật Bản không thừa nhận việc các bên xác lập nghĩa vụ bảo lãnh không giới hạn.

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 67 - 69)