So sánh biện pháp bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 46)

6 Bộ Tư pháp, Tài liệu của Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Bộ luật Dân sự sửa đổi, năm 2014.

2.1.3.So sánh biện pháp bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác

biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng được toàn quyền quyết định việc cho vay có hay không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp bảo đảm có ý nghĩa rất quan trọng, thậm chí là hơn cả hợp đồng tín dụng. Bởi vì, nếu hợp đồng tín dụng bị vô hiệu, thì hậu quả xấu nhất chỉ là ngân hàng không được thu tiền lãi. Nhưng nếu các hợp đồng bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bị vô hiệu, thì nguy cơ lớn hơn nhiều, ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể không thu hồi được cả gốc lẫn lãi. Những vướng mắc, tranh chấp nảy sinh trên thực tế cũng chủ yếu liên quan đến hợp đồng thực hiện các biện pháp bảo đảm. Theo Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành14, thì bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng (hay bảo đảm tiền vay) là việc các ngân hàng và tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Cho vay có bảo đảm là việc cho vay vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, mà theo đó, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Các ngân hàng thường sử dụng năm trong số bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tín dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự là: Cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký quỹ và tín chấp (hai biện pháp bảo đảm còn lại là đặt cọc thì gần như là không được sử dụng trên thực tế, còn ký cược thì chỉ được dùng riêng cho giao dịch thuê tài sản). Luật các Tổ chức tín dụng chỉ nhắc đến ba biện pháp bảo đảm chủ yếu là cầm cố, thế chấp và

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 46)