Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 144 - 150)

71 Như đã nói ở trên, bản chất của bảo lãnh không phải là việc người bảo lãnh bằng danh dự, uy tín của mình, mà thực chất bằng toàn bộ khối tài sản của mình để cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho

4.2.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ở Việt Nam hiện nay

đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ở Việt Nam hiện nay

Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh quan trọng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Cho vay vốn được ví như việc bán chịu một loại hàng hóa đặc biệt, đó là tiền tệ. Vì vậy, trong quan hệ tín dụng, trước khi giải ngân, thì thế mạnh hoàn toàn thuộc về ngân hàng và ngân hàng là người quyết định có hay không cho vay. Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện hợp đồng, tức là sau khi ngân hàng giải ngân, thì xu thế lại hoàn toàn đảo ngược. Khi ấy, bên vay là người nắm vai trò chủ động trong việc trả nợ. Mặc dù ngân hàng có khá nhiều quyền chi phối theo quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng, nhưng vẫn trở thành bên thụ động. Như vậy, bất kỳ một khoản tín dụng (khoản tiền cho vay) nào cũng đều chứa đựng những rủi ro nhất định xuất phát từ những sự kiện bất ngờ làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng vay. Cho nên, cần thiết phải có việc bảo đảm hợp lý với tư cách là sự bảo hiểm giúp cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng đối phó với mọi tổn thất, một khi các khoản nợ trở nên khó đòi và khách hàng ở vào tình trạng không thể thanh toán được các khoản nợ vay. Theo cách hiểu thông thường, bảo đảm tín dụng được định nghĩa là một phương tiện đem lại cho chủ ngân hàng sự bảo đảm và tin tưởng rằng, sẽ có một nguồn tài chính thay thế nhất định dùng để hoàn trả hay để bao chi nếu như việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng không thực hiện được. Nếu không có những thiết chế cơ bản để bảo đảm các khoản tiền đi vay và cho vay hiệu quả, ngân hàng sẽ tự đặt mình trước những rủi

ro khó lường đối với một loại hàng hóa vốn dĩ đã chứa đựng rất nhiều rủi ro, đó là “tiền tệ”.

Về bản chất, bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng chỉ là một trong những biện pháp để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng chính, nó không phải là điều kiện bắt buộc, dù có các biện pháp này hay không đều không ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên. Bên có nghĩa vụ vẫn phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ và chịu các biện pháp xử lý về tài sản nếu vi phạm (phong tỏa tài khoản, niêm phong tài sản, bị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác để đảm bảo trả nợ...). Tuy nhiên, để đồng thời đạt được hai mục đích là phát triển thị trường, khách hàng và bảo đảm an toàn đối với các khoản cho vay, thì việc áp dụng các biện pháp bảo đảm được xem như công cụ hiệu quả và an toàn đối với các ngân hàng.

Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được Bộ luật Dân sự quy định, nhưng bản chất của nó là biện pháp bảo đảm đối nhân. Vì vậy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần phải có những biện pháp cụ thể sao cho khi áp dụng biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng phát huy được hết giá trị đích thực của của nó nhưng vẫn an toàn cho các hoạt động tín dụng. Trên thực tế, pháp luật cũng đã có những quy định cho vay không cần biện pháp bảo đảm như: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó quy định cụ thể về mức cho vay tối đa trong trường hợp cho vay không có bảo đảm đối với cá nhân, tổ chức; hoặc Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, theo đó mức cho vay tối đa không có bảo đảm tiền vay... Điều này được dẫn ra để minh chứng rằng, nếu biện pháp bảo lãnh được quy định cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng, “bản chất đối nhân” sẽ được phát huy và uy tín của bên bảo lãnh vẫn đủ để bảo đảm an toàn cho các quan hệ tín dụng ngân hàng. Đặc biệt

trong xu thế hiện nay, nhằm khuyến khích sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ưu tiên tập trung tín dụng cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nới hạn mức cho vay không cần tài sản bảo đảm, mở rộng đối tượng tham gia như các hợp tác xã, tổ hợp tác chỉ cần tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là có thể được cấp tín dụng ngân hàng mà không cần ngay tại địa bàn nông thôn. Đồng thời, các doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất, chế biến các phụ phẩm nông nghiệp cũng nằm trong đối tượng thụ hưởng chính sách.

Nhằm áp dụng biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng đạt hiệu quả, đảm bảo tính an toàn trong các quan hệ cho vay, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

Một là, ban hành Quy chế về bảo đảm tiền vay, trong đó có các quy định về biện pháp bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng cụ thể

Trên thực tế, hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều đã ban hành Quy chế về bảo đảm tiền vay, tuy nhiên trong đó chưa có những hướng dẫn cụ thể về áp dụng biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, chỉ có quy định chung chung về bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba và cũng không có hướng dẫn chi tiết nên trong thực tiễn đã phát sinh nhiều vướng mắc bất cập. Bởi vậy, việc hướng dẫn áp dụng biện pháp bảo lãnh trong Quy chế bảo đảm tiền vay cần quan tâm các vấn đề như:

(i) Việc lựa chọn bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh cần phải căn cứ vào mục đích của khoản tiền vay theo hợp đồng tín dụng và đối tượng khách hàng cũng như điều kiện của bên bảo lãnh để quyết định.

(ii) Cần có các quy định giải thích cụ thể hơn về điều kiện của người bảo lãnh. Bên cạnh việc xác định các điều kiện về uy tín, cần xác định rõ các điều kiện về tài sản của người bảo lãnh.

(iii) Quy định giải thích rõ hơn quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên bảo lãnh; quy định về việc bên nhận bảo lãnh phải có nghĩa vụ thông tin đối với bên bảo lãnh, nghĩa vụ này có thể là tư vấn hoặc thậm chí là cảnh báo; bên bảo lãnh có thể viện dẫn tất cả những vi phạm về hình thức mà bên được bảo lãnh có thể viện dẫn để không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người có quyền...;

(iv) Quy định rõ về các trường hợp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt đối với biện pháp bảo lãnh; giới hạn của biện pháp bảo lãnh so với giá trị của nghĩa vụ được bảo lãnh;

(v) Trường hợp bên bảo lãnh không có tài sản để bù trừ nghĩa vụ được bảo lãnh thì giải quyết hậu quả pháp lý như thế nào...;

(vi) Xác định rõ quyền của bên bảo lãnh được bồi hoàn và quyền được thế quyền bên nhận bảo lãnh sau khi đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Hai là, khuyến khích các bên thoả thuận sử dụng biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh bằng tài sản cụ thể (dùng biện pháp đối vật để bảo đảm cho biện pháp đối nhân)

Khi áp dụng biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng đối với những khoản tiền vay có giá trị lớn, các bên trong quan hệ hợp đồng bảo lãnh nên thoả thuận về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh bằng tài sản cụ thể. Việc bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh bằng tài sản cụ thể được thực hiện theo các quy

định về cầm cố, thế chấp và cũng nên được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm để được đảm bảo ưu tiên thanh toán.

Trong quy trình cho vay và áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay của ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần đề cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng khi thẩm định, xem xét việc cấp tín dụng và trong hồ sơ vay vốn phải có văn bản cung cấp thông tin có xác nhận của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm; từng bước nâng cao chất lượng công tác định giá tài sản đảm bảo; chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua việc đăng ký giao dịch bảo đảm tại một trong các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản.

Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trên thực tế để bảo đảm an toàn cho các quan hệ tín dụng

Theo đó, hệ thống pháp luật về hợp đồng, về giao dịch bảo đảm cần có quy định rõ để các cơ quan nhà nước có sự hỗ trợ các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quyền được pháp luật quy định; pháp luật tố tụng dân sự, cơ quan xét xử cần có sự thay đổi để xử lý nhanh chóng các vụ kiện liên quan đến xử lý nợ của ngân hàng, góp phần thúc đẩy thu hồi nợ nhanh chóng, bảo đảm sự tôn trọng pháp luật của các bên trong giao dịch; thay đổi văn hóa, nhận thức của bên vay vốn, bên bảo đảm, cũng như cộng đồng trong việc thực thi trách nhiệm trả nợ vay ngân hàng, tạo trào lưu xã hội phê phán, không chấp nhận các hình thức chây ì trả nợ…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Có thể nói, các quy định pháp luật về biện pháp bảo lãnh nếu được thiết kế hoàn hảo sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như một thiết chế hỗ trợ, cung cấp giải pháp pháp lý tối ưu cho các quan hệ tín dụng ngân hàng, nhằm tối đa hóa giá trị của tài sản (tiền tệ), thúc đẩy các các quan hệ tín dụng phát triển và nhờ đó, đưa lại sự phát triển sôi động trong đời sống dân sự và kinh tế. Dựa trên nguyên tắc

bảo vệ tính tuyệt đối an toàn của các quan hệ tín dụng ngân hàng, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm công khai và minh bạch sẽ giúp cho người dân khai thác không chỉ giá trị vật chất tài sản, mà tối đa hóa giá trị pháp lý, tiền tệ của tài sản. Bên cạnh đó, dựa trên nguyên tắc tự do hợp đồng, hệ thống pháp luật hợp đồng nếu được thiết kế đúng với kỳ vọng của các chủ thể kết ước, nó sẽ giúp cho các bên trong quan hệ tín dụng ngân hàng giảm thiểu chi phí giao dịch trong việc tiếp cận, đàm phán, thực thi hợp đồng; nguyên tắc về trách nhiệm do lỗi và hệ thống pháp luật bồi thường thiệt hại sẽ giúp cho các chủ thể yên tâm và an toàn hơn khi quyền lợi bị hành vi xâm phạm.

Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được Bộ luật Dân sự quy định, nhưng bản chất của nó là biện pháp bảo đảm đối nhân. Vì vậy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần phải có những biện pháp cụ thể sao cho khi áp dụng biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng phát huy được hết giá trị đích thực của của nó nhưng vẫn an toàn cho các hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài “Pháp luật về đảm bảo thực hiện hợp đồng tín

dụng bằng biện pháp bảo lãnh”, cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 144 - 150)