5. KẾT CẤU LUẬN ÁN
1.2.4.2. Các thuộc tính của hình ảnh tình cảm
Trong hai thành phần của HADD, HANT được xem là tiền đề của HATC, HANT có thể được đánh giá theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực nên các thuộc tính của HATC cũng biểu hiện theo chiều hướng tương ứng: tích cực (khơi gợi, sự thú vị, vui vẻ và thư giãn) và tiêu cực (buồn ngủ, khó chịu, buồn rầu và căng thẳng). Từ quan điểm này, Russell và cs [148] đã phát triển các cặp tình cảm: Hài lòng - khó chịu, Sôi động - buồn chán, Thú vị - ảm đạm, Thư giãn - căng thẳng để xem xét HATC của điểm đến.
Vận dụng cấu trúc trên, Baloglu và Bringerg [37] xác nhận các khía cạnh tình cảm hai chiều: khơi gợi, thú vị, vui vẻ và thư giãn - buồn ngủ, khó chịu, buồn rầu, phiền muộn và căng thẳng tác động đến HADD du lịch của 11 quốc gia Địa Trung Hải; Baloglu và McCleary [38] cho rằng, từ nhận thức về Chất lượng trải nghiệm, Sự thu hút và Giá trị/
giải trí, du khách có cảm nhận tình cảm với bốn điểm đến Địa Trung Hải (Thổ Nhĩ Kỳ, Ai
Cập, Hy Lạp và Ý) qua 4 cặp thuộc tính hài lòng - khó chịu; sôi động - buồn ngủ; thú vị -
ảm đạm và thư giãn - căng thẳng. Các kết quả trên chứng mình khả năng khái quát cấu
trúc HATC được đề xuất bởi Russell và cs [148] trong bối cảnh khác nhau.
Tương tự, Sonmez và Sirakaya [153] xác định bốn yếu tố của HANT gồm Môi trường an toàn và thân thiện, Tâm trạng và bầu không khí trong kỳ nghỉ, Những trải nghiệm du lịch quốc tế, Tính xác thực của sự trải nghiệm và hai cặp thuộc tính của HATC
là Địa điểm hấp dẫn và hiếu khách, Thoải mái/ an toàn và thuận lợi là những dự báo có ý nghĩa về khả năng du khách du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ; Beerli và cs [41] thiết lập
5 yếu tố của HANT gắn liền với đặc trưng các điểm du lịch có kỳ nghỉ phổ biến tại Lanzarote, Tây Ban Nha (Bảng 1.3) và hai cặp thuộc tính của HATC, dễ chịu - khó chịu và thú vị - nhàm chán để đo lường HADD nghiên cứu.
Byon và cs [47] đề xuất thuộc tính Hưởng thụ, vui vẻ và khơi gợi để đo lường HATC của điểm đến Gainesville, Florida, Mỹ; Qu và cs [138] sử dụng thang đo Dễ chịu - khó
chịu và Thú vị - nhàm chán để đánh giá HATC của Oklahoma, Mỹ; và Stylidis và cs [152]
lựa chọn Thư giãn - căng thẳng, Vui vẻ - không vui vẻ; Thú vị - nhàm chán và Sinh động -
trầm ổn để xem xét HATC của du khách đối với điểm đến Eilat, Israel.
Ở trong nước, Nhu và cs [6] sử dụng các thuộc tính Điểm đến thú vị, hấp dẫn, dễ
chịu để đo lường HATC điểm đến Việt Nam. Với các tác giả khác, mặc dù sử dụng thuộc
tính Bầu không khí du lịch [14], [18], Hình ảnh tâm lý (bầu không khí yên bình, sự mến
[9] để đo lường HADD nhưng chưa làm rõ vai trò của chúng như là nhân tố tình cảm độc lập trong quan hệ với HADD du lịch.
Song song với việc xác định các thuộc tính của HANT và HATC, một số nghiên cứu thực hiện đo lường mối quan hệ giữa chúng như Lin và cs [116], Wang và Hsu [165] và Stylidis và cs [152]; một số khác bỏ qua mối quan hệ này như Nhu và cs [6], Artuger [30], Qu và cs [138] nên kết quả nghiên cứu chưa thể hiện vai trò thúc đẩy của HANT đối với HATC. Đây là điểm cần được khai thác trong luận án của tác giả.
Từ kết quả phân tích mục 1.2.4.1 và 1.2.4.2, tác giả tổng lược các nhóm thuộc tính chủ yếu của HANT và HATC trong đo lường HADD du lịch ở Bảng 1.5.
Tóm lại, kết quả tổng hợp và phân tích các thuộc tính HANT và HATC của điểm đến du lịch ở trong và ngoài nước cho thấy, các thang đo hình ảnh luôn gắn với những đặc trưng riêng của mỗi điểm đến. Thêm vào đó, phụ thuộc cách tiếp cận các thành phần hình ảnh và kết quả kiểm định thang đo nên số lượng và tên gọi các nhóm thuộc tính hình ảnh có sự khác nhau nhất định. Vì vậy không thể có một thang đo thống nhất cho mọi HADD đến là khoảng trống mà các nghiên cứu về sau cần tiếp tục khỏa lấp.
Bảng 1.5. Thuộc tính chủ yếu của hình ảnh nhận thức và hình ảnh tình cảm Hình ảnh nhận thức Hình ảnh tình cảm
1. Sức hấp dẫn du lịch 1.Thú vị - Nhàm chán 2. Cơ sở hạ tầng du lịch
3. Giải trí và hoạt động du lịch về đêm 2. Hài lòng - Không hài lòng 4. Bầu không khí
5. Môi trường du lịch 3. Thoải mái - Căng thẳng 6. Khả năng tiếp cận
7. Người dân
8. Ẩm thực 4. Sôi động - Buồn ngủ
9. Khác…
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017)