Kênh thông tin về điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế của du khách

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (2) (Trang 100 - 101)

5. KẾT CẤU LUẬN ÁN

3.1.2.Kênh thông tin về điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế của du khách

Du khách tham gia khảo sát là những người đã và đang du lịch tại điểm đến Huế, kênh thông tin để họ biết và thực hiện chuyến đi thể hiện ở Hình 3.1.

Tờ rơi 2.44 Công việc, tổ chức nhân đạo, tình nguyện 4.31

Quảng cáo 5.75 Khác 8.76 Truyền hình 10.34 Tour, đại lý du lịch 37.07 Internet 38.79 Bạn bè, Người thân 47.56

Hình 3.1. Kênh thông tin du lịch đến Huế của du khách(*)(Đvt: %) (Nguồn: tổng hợp dữ liệu điều tra của tác giả, 2018) Ghi chú: (*) câu có nhiều lựa chọn

Như vậy, du khách dựa vào nhiều nguồn thông tin để biết và du lịch tới điểm đến Huế. Trong đó, thông tin từ bạn bè và người thân chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,56%, chủ yếu tập trung vào du khách nội địa với trên 80% số người sử dụng nguồn tin này.

Với những tiện ích được mở rộng nhanh chóng ở trong và ngoài nước như hiện nay, internet đã trở thành một công cụ phổ biến để du khách tìm kiếm thông tin về điểm đến

(dịch vụ du lịch trực tuyến, Website của công ty du lịch cung cấp thông tin về điểm đến, du khách chia sẻ kinh nghiệm du lịch qua các cộng đồng trực tuyến, Website cá

nhân, Facebook, Instagram…). Đối với du khách tham gia khảo sát, Internet là nguồn thông tin phổ biến thứ hai để du khách biết về điểm đến du lịch Huế (chiếm 38,70%) và được phân bố đồng đều giữa khách quốc tế và nội địa.

Được xem là nguồn thông tin du lịch truyền thống, nguồn tin từ đại lý và tour du lịch có tỷ lệ khách sử dụng là 37,07%, trong đó trên 71% du khách quốc tế dựa vào nguồn thông tin này để biết và đi du lịch đến Huế. Các nguồn thông tin có tỷ lệ du khách sử dụng thấp hơn gồm truyền hình (10,34%), quảng cáo (5,75%) và tờ rơi (2,44%). Đặc biệt, có 4,31% du khách thông qua các tổ chức nhân đạo và từ thiện để đến Huế.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (2) (Trang 100 - 101)