5. KẾT CẤU LUẬN ÁN
2.2.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án thể hiện ở Sơ đồ 2.1.
Tổng hợp tài liệu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Bảng hỏi phi cấu trúc dành Tổng hợp thuộc tính hình ảnh từ Thảo luận nhóm
cho du khách (n = 252) các nghiên cứu (n = 7)
Thống kê tần số, Phác thảo thang đo sơ bộ
tần suất
Phỏng vấn du khách (n = 30) Điều chỉnh bảng hỏi
Thang đo chính thức/ Bảng hỏi chính thức
Hiệu chỉnh thang đo Bảng hỏi sơ bộ
Nghiên cứu định lượng chính thức (n = 696)
Ýkiến chuyên gia (n = 11)
Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị
Thống kê mô tả (trung bình, T-test)
Cronbach’ anpha EFA CFA SEM
Phân tích đa nhóm (Multigroup analyzis)
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay trở lại của du khách
Ghi chú: (Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2017)
: Phương pháp và kỹ thuật thống kê : Nội dung công việc
Thứ nhất, nghiên cứu định tính:
Tiếp cận HANT và HATC là hai thành phần của HATT điểm đến du lịch Huế, luận án xác định tập hợp các thuộc tính của mỗi thành phần dựa trên kết quả tổng hợp
tài liệu, thảo luận nhóm và bảng hỏi phi cấu trúc. Đối với ý định quay trở lại của du khách, luận án kế thừa có chọn lọc các câu hỏi từ các nghiên cứu đã có (xem Bảng 1.7). Trên cơ sở đó, thang đo sơ bộ được nhận diện.
Thông qua kết quả tham khảo ý kiến 11 chuyên gia, thực hiện điều chỉnh thang đo và thiết kế bảng hỏi. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 30 du khách để kiểm tra về mặt ngữ nghĩa, nội dung, ý diễn đạt, đồng thời kết hợp với sự tham vấn của một số giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch và marketing, bảng hỏi chính thức được hoàn thiện.
Thứ hai, nghiên cứu định lượng
Thông qua kết quả khảo sát 696 du khách quốc tế và nội địa, nghiên cứu định lượng được thực hiện để kiểm định thang đo và các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình đề xuất. Trên cơ sở đó, thực hiện thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất hàm ý quản trị cải thiện hình ảnh điểm đến du lịch nhằm tăng khả năng thu hút sự trở lại của du khách đối với điểm đến du lịch TTH.