5. KẾT CẤU LUẬN ÁN
4.1.3. Sự khác biệt trong đánh giá theo đặc điểm nhân khẩu học và kinh nghiệm du lịch
nghiệm du lịch về mối quan hệ và thành phần trong mô hình nghiên cứu
Sự khác biệt trong đánh giá theo đặc điểm nhân khẩu học và kinh nghiệm du lịch về mối quan hệ và thành phần trong mô hình nghiên cứu thể hiện ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tóm tắt kết quả về sự đánh giá khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu học và kinh nghiệm du lịch về mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu(1)
Đặc điểm nhân khẩu học Kinh nghiệm du lịch
Quan hệ Nguồn khách Hôn nhân Số lần đến Huế Hình thức du lịch
Nội địa Quốc tế Độc Gia Lần Từ lần Tự tổ Không
thân đình đầu thứ 2 chức tự TC 1. HATC <---HANT -0,424* -0,628* -0,599* -0,511* -0,593* -0,467* -0,418* -0,609* 2. HATT<--- HANT 0,674* 0,622* 0,752* 0,605* 0,693* 0,611* 0,673* 0,640* 3. HATT<--- HATC -0,104** -0,117ns -0,006ns -0,184* -0,129* -0,087ns -0,124* -0,106ns 4. YDTL <---HATT 0,519* 0,134ns 0,249* 0,304* 0,145ns 0,522* 0,416* 0,235* 5. YDTL <---HANT 0,044ns 0,126ns -0,002ns 0,218* 0,208* -0,048ns 0,122ns 0,082ns 6. YDTL <---HATC -0,076ns -0,153ns -0,458* -0,095ns -0,278* -0,150* -0,094ns -0,267*
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả, 2018) Ghi chú: *: mức ý nghĩa p < 0,05; ** mức ý nghĩa p <0,1; ns: không có ý nghĩa thống kê.
(1)
: mối quan hệ có sự khác biệt trong đánh giá.
Sự khác biệt trong đánh giá theo nguồn khách, tình trạng hôn nhân, số lần đến Huế, hình thức du lịch thể hiện qua 4/6 mối quan hệ: HATT<--- HATC, YDTL <--- HATT, YDTL <---HANT và YDTL <---HATC.
Thứ nhất, về mối quan hệ HATC ảnh hưởng đến HATT điểm đến du lịch.
Khách quốc tế, người độc thân, người đến Huế từ lần thứ hai trở lên và người đến Huế theo các hình thức tour, tập thể, cơ quan tổ chức không biểu hiện mối quan hệ HATC ảnh hưởng đến HATT. Nguyên nhân có thể là:
Đối với du khách quốc tế, 85% du khách quốc tế tham gia khảo sát đến Huế lần đầu,
thông qua nhiều kênh như tour du lịch (62,2%), Internet (40,1%), bạn bè, người thân (22,4%) và hình thức khác (tivi, tờ rơi). Do đó hình ảnh thứ cấp của họ tập trung vào HANT điểm đến mà ít có sự cảm nhận về HATC. Mặt khác, gần 50% du khách có thời
gian lưu trú 1 đêm, khoảng 63% du khách đến Huế qua tour du lịch có thể là nguyên nhân
làm hạn chế cảm nhận tình cảm của du khách quốc tế đối với điểm đến Huế.
Đối với du khách độc thân, đa phần là những người trẻ tuổi, hoạt động du lịch khá
năng động, di chuyển nhiều địa điểm và thời gian lưu trú không dài đã làm cho cảm nhận HATC ở đối tượng này chưa đủ mạnh để cấu thành HATT điểm đến du lịch Huế.
Trong số du khách đến Huế không theo hình thức tự tổ chức (tour, cơ quan tổ chức), khoảng 63% du khách đến lần đầu và đa phần là khách quốc tế, do đó Huế chưa phải là điểm đến du lịch quen thuộc nên HATC chưa có vai trò thật sự đối với HATT.
Đối với du khách đến Huế từ lần thứ hai, sự trở lại Huế của nhóm này chủ yếu xuất
phát từ công việc (kinh doanh, thăm bạn bè hoặc chữa bệnh), đây có thể là nguyên nhân làm cho HATC của du khách đến Huế từ lần thứ hai không ảnh hưởng đến HATT.
Thứ hai, HATT, HANT và HATC trong mối quan hệ với YDTL của du khách *Nhận thức tích cực về HATT không tạo ra được YDTL điểm đến du lịch Huế của du khách quốc tế và du khách đến Huế lần đầu.
Đây là hai đặc điểm có sự đồng nhất với nhau bởi phần lớn du khách quốc tế là những người đến Huế lần đầu. Mặc dù 75,2% khách quốc tế không có ý kiến hoặc không có YDTL điểm đến du lịch Huế nhưng điểm trung bình đánh giá các thuộc tính của HATT của nhóm khách này khá tốt (từ 4,9 - 5,4), chứng tỏ ý định không trở lại có thể do các nguyên nhân như: khoảng cách địa lý, lợi thế điểm đến du lịch quốc gia, hạn chế về mức độ hấp dẫn sản phẩm du lịch hay các rào cản du lịch.
Kết quả này nằm trong thực trạng chung của du lịch Việt Nam hiện nay, đó là khoảng 10% du khách quốc tế trở lại, trong đó khách đến lần hai là 6%, lần ba là 2% và từ lần thứ tư trở lên là 2% [1], [19]. Nguyên nhân chính được chỉ ra có những sự tương đồng đối với điểm đến du lịch TTH, đó là sự nghèo nàn cả về sản phẩm để mua sắm cũng như
dịch vụ giải trí. Mặc dù nguồn lực du lịch về tự nhiên, di sản văn hóa lịch sử đặc sắc,
nhưng hầu hết du lịch Việt chỉ mới khai thác tự nhiên, chưa có những sản phẩm
đi kèm để tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn và ấn tượng đối với du khách, đủ sức kéo khiến cho
họ muốn quay trở lại. Vì vậy, du khách đến lần đầu thường háo hức với trải nghiệm mới, nhưng đến lần thứ 2 thì các trải nghiệm vẫn không thay đổi. Những thông tin này được chia sẽ theo nhiều cách khác nhau, khiến cho nhiều người khác không muốn quay trở lại Việt Nam sau khi đã nếm trải những sản phẩm và giải trí của lần đầu tiên.
*Mối quan hệ giữa HANT và HATC với YDTL không thể hiện trong đánh giá của du khách theo một số đặc điểm sau:
Đối với người lập gia đình, 67% đến Huế với mục đích du lịch, 78% có thời gian lưu trú từ 1-2 đêm và 45,3% đến Huế lần đầu. Như vậy, phần lớn khách có gia đình là du khách quen thuộc đối với điểm đến du lịch Huế, nhưng cảm nhận về HATC chưa đủ mạnh để thu hút YDTL của họ đối với điểm đến này.
Đối với du khách đến Huế theo hình thức tự tổ chức, hơn 77% đến Huế từ lần hai và mục chính là công việc nên dù có sự quen thuộc đối với điểm đến du lịch Huế nhưng HATC không phải là nhân tố ảnh hưởng đến YDTL của họ.
* Đối với HATT và YDTL, có sự khác biệt trong đánh giá theo nguồn khách, hôn nhân, học vấn, thời gian lưu trú và hình thức du lịch, tuổi và mục đích du lịch, thể hiện:
nhận thức HATT càng tích cực thì YDTL điểm đến du lịch Huế của du khách càng cao. Kết quả này phù hợp với thực tiễn nghiên cứu, là căn cứ để cải thiện HATT điểm đến du lịch Huế theo đặc trưng của từng nhóm du khách nhằm gia tăng YDTL của họ.
Như vậy, khi xem xét sự khác biệt trong đánh giá theo đặc điểm nhân khẩu và kinh nghiệm du lịch, chỉ một số trong các đặc điểm trên có sự khác biệt đối với các thành phần và mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu. Kết luận này giống với nhiều nghiên cứu cùng chủ đề ở trong và ngoài nước [2], [4], [14], [18], [41], [106], [121]. Kết quả phân tích trên là những gợi ý thực hiện phân khúc thị trường du lịch dựa vào đặc điểm nhân khẩu học và kinh nghiệm du lịch cho điểm đến TTH.