Thị phần khách du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (2) (Trang 76 - 78)

5. KẾT CẤU LUẬN ÁN

2.1.3.3.Thị phần khách du lịch quốc tế

Thị phần khách quốc tế tại TTH qua Bảng 2.3 cho thấy: thị phần khách quốc tế có tỷ trọng trên 5% tập trung vào một số thị trường như Pháp, Anh, Đức, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ và Úc. Trong đó, khách du lịch Pháp đang có xu hướng giảm nhưng vẫn được xem là thị trường chủ đạo và truyền thống với tỷ trọng từ 14,07% năm 2013, còn 9,6% trong năm 2017; tỷ trọng khách du lịch Thái Lan giảm nhanh hơn với 17,5% trong năm 2013 và chỉ còn 5,3% năm 2017.

Đối với khách du lịch Hàn Quốc, trong 5 năm qua có sự gia tăng đột biến, thể hiện: từ thị phần khách dưới 5% trong năm 2013, đến năm 2017 khách Hàn Quốc chiếm

25,5% và đang dẫn đầu về thị phần khách quốc tế đến Huế. Khách Hàn Quốc được đánh giá là nguồn khách hạng sang, có mức chi tiêu lớn trong mỗi chuyến đi và hầu hết lưu trú ở khách sạn 4 - 5 sao khi đến Huế [10]. Do đó, bên cạnh những định hướng như tiếp tục phát triển, khai thác các sản phẩm và dịch vụ du lịch phục vụ cho thị trường khách quốc tế truyền thống (Tây Âu, Bắc Mỹ), các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cần tập trung vào sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với thị hiếu của du khách Hàn Quốc nhằm tiếp tục thu hút hơn nữa lượng khách này trong tương lai.

Bảng 2.3. Thị phần khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2017(*)(Đvt: %) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn khách 1. Hàn Quốc - 6,09 10,26 16,23 25,5 2. Pháp 14,07 14,20 12,16 10,48 9,60 3. Anh 7,04 7,60 7,65 6,64 6,20 4. Thái Lan 17,50 12,90 10,91 6,59 5,30 5. Đức 7,24 7,40 7,08 6,30 5,70 6. Mỹ 5,49 6,40 6,72 6,25 5,90 7. Úc 7,55 7,50 6,51 5,38 - 8. Khác 41,11 37,91 38,71 42,13 37,30 (Nguồn: Sở du lịch TTH [10]) Ghi chú: (*) thị phần khách quốc tế có tỷ trọng ≥ 5% tổng khách quốc tế đến TTH. Thông

qua lượng khách du lịch đến TTH, nhất là khách quốc tế khá đa dạng về quốc tịch là điều kiện thuận lợi để khai thác kênh thông tin truyền miệng cho du lịch TTH. Đây là kênh thông tin quan trọng và có ý nghĩa đối với du khách tiềm năng khi lựa chọn điểm đến, thường xuất phát từ những trải nghiệm du lịch thực tế nên rất tin cậy và có sức thuyết phục đối với người nghe. Vì vậy để tăng tính hiệu quả của kênh thông tin này, các nhà quản lý du lịch địa phương cần chú trọng hoàn thiện và đa dạng các sản phẩm dịch vụ du lịch, tiến đến xây dựng HADD du lịch hấp dẫn, an toàn, tin cậy.

Tóm lại, với lợi thế về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, cơ sở vật chất và lao động du lịch, khả năng tiếp cận thông tin và sự thuận tiện giao thông, TTH hội đủ các điều kiện để phát triển hình ảnh điểm đến du lịch ấn tượng, khác biệt. Để thực hiện điều đó, bên cạnh phát huy những mặt tích cực đã đạt được, du lịch TTH cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn về chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng các điểm vui chơi giải trí, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên và tăng cường hơn nữa hoạt động quảng bá du lịch.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (2) (Trang 76 - 78)