Hệthống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ– DỆT MAY THIÊN AN PHÁT (Trang 25)

5. Kết cấu đềtài

1.1.3. Hệthống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

1.1.3.1. Khái quát vềISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (Viết tắt theo tiếng anh là ISO hay iso, International Organization for Standardization)là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Trụ sở Ban thư ký ISO đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Đến năm 2018 ISO có 161 thành viên quốc gia.

ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015 - phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn vềHTQLCL do Tổchức Tiêu chuẩn hóa quốc tếphát triển. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủlà ISO 9001:2015 - Hệthống quản lý chất lượng - Các yêu cầu (Quality Management Systems – Requirements) đưa ra các yêu cầu được sửdụng như một khuôn khổcho một HTQLCL. Tiêu chuẩn này cũng được sửdụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp đối với HTQLCL của một tổchức. TC ISO 9001:2015 là TC ISO 9001 được ban hành lần thứ5 vào năm 2015 và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001.3

Được ban hành từnăm 1987, tiêu chuẩn ISO 9001 liên tục được soát xét trong các năm 1994, năm 2000, năm 2008.Ủy ban Kỹthuật chịu trách nhiệm soạn thảo ISO 9001 của tổchức ISO(ISO/TC 176)đã làm việc trong giai đoạn hơn 3 năm, từtháng 2/2012- giai đoạn thiết kế. Giai đoạn soát xétđã tiếp nhận hơn 3000 ý kiến đánh giá với tỷlệhơn 80% tán thành với các bản dựthảo, đồng thời các bản góp ýđến từcác tiểu ban kỹthuật TC 176 quốc gia, và ngày 15 tháng 9 năm 2015, tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015 chính thức được ban hành.4

TC ISO 9001:2015 đưa ra các chuẩn mực đểxây dựng một hệthống QLCL một cách khoa học đểkiểm soát rủi ro, ngăn ngừa sai lỗi, sản xuất/cung cấp sản phẩm/dịch vụchất lượng thỏa mãn khách hàng một cáchổn định, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không phải là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm. Khi một Doanh nghiệp/Tổ chức áp dụng ISO 9001:2015 sẽtạo được cách làm việc khoa học, tạo ra sựnhất quán trong công việc, chuẩn hóa các quy trình hoạt động, loại bỏ được nhiều thủtục không

3 https://vi.wikipedia.org/wiki/

cần thiết, ngăn ngừa những rủi ro trong quá trình hoạt động, rút ngắn thời gian và giảm chi phí phát sinh do xảy ra những sai lỗi hoặc sai sót trong công việc, đồng thời làm cho năng lực trách nhiệm cũng nhưý thức của CBCNV nâng lên rõ rệt.

Chính nhờnhững tác dụngấy mà ISO 9001:2015 hiện nay được xem là một trong những giải pháp căn bản nhất, là nền tảng đầu tiên đểnâng cao năng lực của bộ máy quản lý doanh nghiệp và tăng khảnăng phát triển của Doanh nghiệp/Tổchức. Chính vì vậy hầu hết các doanh nghiệp khi muốn cải tổbộmáy, nâng cao năng lực cạnh tranh đều chọn áp dụng ISO 9001:2015 cho doanh nghiệp mình rồi sau đó lần lượt áp dụng các hệthống tiên tiến hơn như:quản lý chất lượng toàn diện (TQM), sản

xuất tinh gọn (Lean manufacturing), triết lý cải tiến theo nguyên tắc 6 sigma (6 sigma),…

ISO 9001 là tiêu chuẩn HTQLCL được sửdụng phổbiến nhất hiện nay. Tính đến năm 2014,theo khảo sát của ISO survey (2014), đã có 1.138.155 tổchức, công ty của 188 quốc gia trên toàn thếgiới được chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn này, trong đó tập trung chủyếuở2 lục địa là Châu Âu với tổng số483.719 chứng chỉ, chiếm 42,5% và Châu Á-Thái Bình Dương với 476.027 chứng chỉ, chiếm

41,8%.ISO 9001 cũng là tiêu chuẩn nền tảng đểhình thành các tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong các ngành công nghiệp quan trọng như Thiết bịy tế(ISO 13485), Công nghiệp ô tô(ISO/TS 16949)...cũng như tích hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác như quản lý Môi trường(ISO 14001), quản lý An toàn sức khỏe

nghềnghiệp(OHSAS 18001), quản lý An toàn vệsinh thực phẩm(ISO 22000), quản lý An toàn thông tin(ISO/IEC 27001), quản lý Năng lượng(ISO 50001)... 5

- Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là một quyển tiêu chuẩn trong bộtiêu chuẩn ISO 9000:2015(ISO 9000:2015 series). Tổchức/Doanh nghiệp muốn triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cần phải đọc và làm theo hai quyển tiêu chuẩn sau của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015:

5 http://www.quacert.gov.vn/vi/tin-tuc-noi-bat.nd149/tieu-chuan-quoc-te-iso-90012015-va-huong-chuyen-doi- he-thong-quan-ly-chat-luong-theo-tieu-chuan-iso-90012008-sang-iso-90012015.i427.html

+ ISO 9000:2015(tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9000:2015)đểcó thểhiểu ý nghĩa của những thuật ngữdùng trong quyển tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Tên của tiêu chuẩn ISO 9000:2015 là“Cơ sởvà từvựng của hệthống quản lý chất lượng”.

+ISO 9001:2015(tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015)

đểbiết được những yêu cầu gì mà hệthống quản lý chất lượng của Tổchức/Doanh nghiệp mình cần phải đápứng.

Ngoài ra, đểtăng cường hiệu quảcủa HTQLCL, Doanh nghiệp có thểnghiên cứu và vận dụng theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 9004:2009(Managing for the

sustained success of an organization - A quality management approach).

- Các phiên bn ca ISO 9001:2015 bao gm:

ISO 9001:1987 Quality systems - Model for quality assurance in design/development, production, installation and servicing (Quản lý chất lượng - Mô hìnhđảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).

ISO 9001:1994 Quality systems - Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng - Mô hìnhđảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).

ISO 9001:2000 Quality management systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu).

ISO 9001:2008 Quality management systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu). Đây là phiên bản hiện hành của ISO 9001.

ISO 9001:2015 Quality management systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu). Đây là phiên bản mới nhất sẽ thay thế phiên bản hiện hành ISO 9001:2008 sẽ hết hạn vào tháng 9/2018.6

1.1.3.2. Các điều khoản của Hệthống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

TCVN ISO 9001:2015 có mười điều khoản, trong đó có ba điều khoản giới thiệu vềHTQLCL và bảy điều khoản nêu ra các yêu cầu mà HTQLCL của tổchức cần phải có, nội dung của từng điều khoản như sau:

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn quốc tếnày mang tính tổng quát và dựkiến áp dụng cho mọi tổchức, không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụcung cấp với hai yêu cầu chính:

-Đápứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu luật pháp và chế định. - Cải tiến hệthống và đảm bảo sựphù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 9000:2015, HTQCLC – Cơ sởvà từvựng.

3. Thuật ngữvà định nghĩa

Với các mục đích của tiêu chuẩn này, các thuật ngữvà định nghĩa trong ISO 9000:2015 được áp dụng.

4 Bối cảnh của tổchức

4.1 Hiểu tổchức và bối cảnh của nó

Tổchức phải xác định các vấn đềbên ngoài và nội bộcó liên quan đến mục đích và định hướng chiến lược của mình và những gì cóảnh hưởng đến khảnăng tổ chức đạt được (các) kết quảmong muốn của HTQLCL của mình.

4.2 Sựhiểu biết vềcác nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

Doảnh hưởng hoặcảnh hưởng tiềmẩn của họvào khảnăng của tổchức trong việc cung cấpổn định các sản phẩm và dịch vụ đápứng khách hàng và yêu cầu luật định và chế định áp dụng, tổchức phải xác định các bên quan tâm có liên quanđến HTQLCL và yêu cầu của các bên quan tâm này.

4.3 Xác định phạm vi của hệthống quản lý chất lượng

Tổchức phải xác định biên giới và áp dụng của hệthống quản lý chất lượng nhằm thiết lập phạm vi của hệthống này.

4.4 Hệthống quản lý chất lượng và các quá trình của nó

Tổchức phải xác định các quá trình cần thiết của HTQLCL và các áp dụng của chúng trong toàn bộtổchức và phải: xác định cácđầu vào vàđầu ra từcác quá trình này; xác định trình tựvà tương tác của các quá trình này; xác định và áp dụng tiêu chuẩn, phương pháp để đảm bảo tính hiệu quảcủa các quá trình; xác định các nguồn lực cần thiết; phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các quá trình này; xác định các rủi ro và cơ hội; đánh giá các quá trình này và thực hiện mọi thay đổi cần thiếtđể đạt được các đầu ra mong đợi của chúng; cải tiến các quá trình và HTQLCL.

5 Vai trò lãnhđạo

5.1 Vai trò lãnhđạo và cam kết

Lãnhđạo cao nhất phải chứng minh được vai trò lãnhđạo và cam kếtđối với HTQLCL vềtính hiệu lực của HTQLCL;đảm bảo CSCL và các MTCLđược thiết lập phù hợp với định hướng chiến lược và bối cảnh của tổchức;đảm bảo sựtích hợp các yêu cầu HTQLCL vào các quá trình tác nghiệp của tổchức; thúc đẩy việc sửdụng tiếp cận theo quá trình và tư duy dựa trên rủi ro; đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết cho HTQLCL; truyền đạt tầm quan trọng của QLCL;đảm bảo rằng HTQLCL đạt được các kết quảmong đợi; tham gia, chỉ đạo và hỗtrợviệc thực hiện HTQLCL; thúc đẩy cải tiến liên tục;

Đồng thời, Lãnhđạo cao nhất phải chứng minh vai trò lãnhđạo và cam kết về mọi phương diện liên quan đến việc hướng vào khách hàng.

Lãnhđạo cao nhất phải thiết lập, thực hiện và duy trì CSCL sao cho phù hợp với mục đích và bối cảnh của tổchức; cung cấp khuôn khổcho việc thiết lập các MTCL; bao gồm cam kết thỏa mãn các yêu cầu được áp dụng; bao gồm cam kết cải tiến liên tục HTQLCL; CSCL phải được truyền đạt, thấu hiểu và được áp dụng trong tổchức;

5.3 Vai trò tổchức, trách nhiệm và quyền hạn

Lãnhđạo cao nhất phảiđảm bảo các trách nhiệm và quyền hạn cho các vai trò liên quan được thiết lập, truyền đạt và hiểu rõ trong tổchức.

6 Hoạch định

6.1 Các hành động giải quyết các rủi ro và cơ hội

Khi hoạch định cho HTQLCL, tổchức phải xem xét các vấn đề được đềcập trong 4.1, 4.2, xác định những rủi ro và cơ hội cần được giải quyết.

Tổchức phải lập kếhoạch đối với các hành động giải quyết các rủi ro và cơ hội; làm thếnào để: Tích hợp và thực hiện các hành động vào trong các quá trình của HTQLCL; đánh giá tính hiệu lực của các hành động này.

6.2 Các mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu

Tổchức phải thiết lập các MTCL tại các bộphận chức năng, cấp độvà quá trình cần thiết đối với HTQLCL.

Khi hoạch định cách thức đạt mục các MTCL của mình, tổchức phải xác định: Điều gì phải được hoàn thành; những nguồn lực nào sẽ được yêu cầu; ai sẽphải chịu trách nhiệm; khi nào chúng phải được hoàn thành; kết quảsẽ được đánh giá như thế nào.

6.3 Hoạch định sựthay đổi

Khi tổchức xác định các nhu cầu cho sựthay đổi đối với HTQLCL, các thay đổi phải được thực hiện theo hoạch định (xem 4.4)

7 Hỗtrợ

7.1 Các nguồn lực

Tổchức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục HTQLCL. Các nguồn lực bao gồm: Nhân lực; cơ

sởhạtầng, môi trường cho việc vận hành của các quá trình; các nguồn lực theo dõi và đo lường; tri thức của tổchức; năng lực.

7.3 Nhận thức

Tổchức phải đảm bảo rằng những người làm việc dưới sựkiểm soát của tổ chức phải có nhận thức về: CSCL; các MTCL liên quan; các đóng góp của họ đối với tính hiệu lực của HTQLCL; những tác động của sựkhông phù hợp với các yêu cầu HTQLCL.

7.4 Trao đổi thông tin

Tổchức phải xác định việc trao đổi thông tin nội bộvà bên ngoài liên quan đến HTQLCL bao gồm:Điều gì tổchức sẽtruyền thông; khi nào truyền thông; truyền thông cho ai và như thếnào.

7.5 Thông tin dạng VĂN BẢN

Các tài liệu phải được kiểm soát chặt chẽ, thích hợp đểtránh việc sửdụng những tài liệu lỗi thời. Các hồsơ phải được thiết lập, duy trìđểchứng tỏtính hiệu lực của hệthống, chúng phải được kiểm soát chặt chẽtừviệc nhận biết, bảo quản, sử dụng đến việc lưu trữvà hủy bỏ. Các thông tin phải được lưu giữlại làm bằng chứng cho việc cải thiện liên tục HTQLCL.

8 Điều hành

8.1 Hoạch định và kiểm soát điều hành

Tổchức phải lập kếhoạch, thực hiện và kiểm soát các quá trình cần thiết để đápứng các yêu cầu cung cấp sản phẩm dịch vụphù hợp. Ngoài ra, các yêu cầu của khách hàng đưa ra còn có các yêu cầu không được khách hàng công bố, các yêu cầu vềchế định và pháp luật đều được xem xét và giải quyết.

8.2 Các yêu cầu sản phẩm và dịch vụ

Tổchức phải lập kếhoạch, thực hiện và kiểm soát các quá trình cần thiết để đápứng các yêu cầu cung cấp sản phẩm dịch vụphù hợp. Ngoài ra, các yêu cầu của khách hàng đưa ra còn có các yêu cầu không được khách hàng công bố, các yêu cầu vềchế định và pháp luật đều được xem xét và giải quyết.

8.3 Thiết kếvà phát triển sản phẩm và dịch vụ

Tổchức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một quá trình thiết kếvà phát triển thích hợp để đảm bảo sản xuất và cung cấp dịch vụ

8.4 Kiểm soát các sản phẩm và dịch vụdo bên ngoài cung cấp

Tổchức phải đảm bảo các quá trình bên ngoài cung cấp sản phẩm dịch vụphù hợp với yêu cầu và xác định việc kiểm soát, đánh giá, giám sát kết quảhoạt động được áp dụng cho các quy trình, sản phẩm, dịch vụ được bên ngoài cung cấp và phải tiến hành kiểm tra, xác nhận và đảm bảo đápứng được các yêu cầu.

8.5 Sản xuất và cung cấp dịch vụ

Tổchức phải lập kếhoạch, tiến hành sản xuất và cung cấp dịch vụtrong điều kiện được kiểm soát, xác nhận giá trịsửdụng của các quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụvà khảnăng của các quá trìnhđạt được kết quảnhư hoạch định. Khi cần thiết phải nhận biết được sản phẩm, trạng thái của sản phẩm trong quá trình tạo ra sản phẩm. Tài sản của khách hàng phải được nhận biết và kiểm tra, xác nhận bảo vệ, bất kỳsựmất mát hư hỏng nào đều phải thông báo cho khách hàng biết, tổchức phải bảo đảm sựphù hợp của sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.

8.6 Chuyển giao sản phẩm và dịch vụ

Tổchức phải thực hiện việc sắp xếp theo hoạch định,ởcác giai đoạn thích hợp, đểxác nhận rằng các yêu cầu sản phẩm và dịch vụ đãđược đápứng. Việc chuyển giao các sản phẩm và dịch vụcho khách hàng không được tiến hành cho đến khi sắp xếp như hoạch định đểxác nhận sựphù hợp đãđược hoàn thành một cách thỏa đáng, trừtrường hợp đãđược phê duyệt của cấp có thẩm quyền liên quan và, khi có thể, của khách hàng.

8.7 Kiểm soát các đầu ra không phù hợp

Tổchức phải đảm bảo quá trình cácđầu ra không phù hợp với yêu cầu được nhận biết và được kiểm soát đểngăn ngừa việc sửdụng hoặc chuyển giao không mong muốn. Tổchức phải thực hiện hành động thích hợp dựa trên bản chất của sự không phù hợp vàảnh hưởng của nó đối với sựphù hợp của sản phẩm và dịch vụ.

Điều này cũng áp dụng cho các sản phẩm và dịch vụkhông phù hợp được phát hiện sau khi chuyển giao sản phẩm hoặc trong khi cung cấp các dịch vụ.

9 Đánh giá kết quảhoạt động

9.1 Theo dõi,đo lường, phân tích và đánh giá

Tổchức phải xác định, thực hiện, phân tích và đánh giá các kết quảtừhoạt động đo lường để đảm bảo sựphù hợp của HTQLCL.

Theo dõiđo lường thông tin vềcảm nhận của khách hàng vềmức độvà nhu cầu mong đợi của họ, tiến hành đánh giá chất lượng nội bộ để đảm bảo tính phù hợp với các bốtrí sắp xếp đãđược hoạch định;

9.2 Đánh giá nội bộ

Tổchức phải thực hiện việc đánh giá nội bộtheo tần suất định trước đểcung cấp thông tin vềsựphù hợp và hiệu lực HTQLCL

9.3 Xem xét của lãnhđạo

Lãnhđạo cao nhất phải xem xét HTQLCL của tổchức theo tần suất định trước để đảm bảo sựphù hợp, thỏa đáng và tính hiệu lực liên tục của nó và liên kết với các chiến lược định hướng của tổchức.

10 Cải tiến

10.1 Khái quát

Tổchức phải xác định và lựa chọn các cơ hội cải tiến và thực hiện mọi hành động cần thiết để đạt được các yêu cầu của khách hàng và nâng cao sựhài lòng của khách hàng.

10.2 Sựkhông phù hợp và hành động khắc phục

Khi một sựkhông phù hợp xảy ra, bao gồm cảcác sựkhông phù hợp phát sinh từcác khiếu nại, tổchức phải phảnứng với sựkhông phù hợp đó;đánh giá đểloại bỏ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ– DỆT MAY THIÊN AN PHÁT (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w