Hoàn thiện hệthống tài liệu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ– DỆT MAY THIÊN AN PHÁT (Trang 111)

5. Kết cấu đềtài

3.4. Hoàn thiện hệthống tài liệu

Cần thường xuyên xem xét lại quy trình làm việc, thủtục, biểu mẫu nhằm: + Loại bỏnhững biểu mẫu, thủtục lỗi thời, rườm rà, phức tạp, không mang lại giá trịcho doanh nghiệp.

+ Thường xuyên, liên tục cập nhật các quy trìnhđang làm việc đểkịp thời phát hiện những bước thừa, không hiệu quả. Đồng thời áp dụng các quy trình sản xuất tinh gọn, đơn giản nhằm phối hợp hiệu quảgiữa các phòng banđểcải tiến, đổi mới công việc cho phù hợp với thời kì.

+ Duy trì việc cập nhật hệthống tài liệu trên website nội bộcủa công ty để phân phối cho tất cảphân xưởng vào đầu mỗi quý. Đồng thời thông báo những thay đổi trong hệthống tài liệu trong các buổi họp giao ban đầu quý

+ Lập kếhoạch hỗtrợvà giảm sát tình hình áp dụng tài liệuởtừng đơn vị đặc biệt là khối công xưởng.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

Thếgiới đang chuyển sang một giai đoạn mới vềchất lượng nhưng đang vận động một cách phức tạp, nhiều chiều, vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra thách thức cho tất cảcác doanh nghiệp đối vợi sựphát triển của mình. Các phương thức cạnh tranh về sốlượng và giá cảkhông cònđược coi là điều kiện tiên quyết trong việc mua bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ. Thay vào đó là“chất lượng”- chất lượng tuyệt hảo, chất lượng là chìa khoá của sựthành công trong kinh doanh trên thương trường. Vì vậy, cần coi chất lượng là phương thức cạnh tranh mới tạo cơ hội kinh doanh, giữ vững và chiếm lĩnh thịtrường.

Tuy nhiên, không phải bất cứmột tổchức một doanh nghiệp nào nói đến chất lượng là có thểlàm được ngay. Muốn có khảnăng cạnh tranh, nâng cao được năng suất chất lượng, các doanh nghiệp cần sớm thay đổi không chỉvềtrang thiết bịmáy móc, đầu tư vềvốn mà còn phải áp dụng phương pháp QLCL mới, khoa học và phù hợp với loại hình của doanh nghiệp. Ban lãnhđạo của CTCPĐầu Tư- Dệt May Thiên An Phátđã nhận thức được điều này và quyết tâm xây dựng, duy trì và cải tiến HTQLCL của Công ty theo TC ISO 9001:2015. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng, đến nay HTQLCL của Công ty còn tồn tại một số điểm chưa phù hợp.

Qua phân tích thực trạng HTQLCL theo TC ISO 9001:2015 của CTCPĐầu Tư - Dệt May Thiên An Phát, khóa luận đã xácđịnh được những sựkhông phù hợp trong HTQLCL của Công ty đó là: cách xây dựng mục tiêu chưa hiệu quả; hiệu lực hệ thống tài liệu chưa cao, chưa có sự đổi mới và thống nhất; công tác quản lý nguồn lực chưa đem lại kết quảnhư mong đợi; các quá trình chưa được thực hiện như hoạch định; công tác theo dõi,đo lường và cải tiến hệthống còn lõng lẻo.

Đểgóp phần nâng cao hiệu quảkhi áp dụng HTQLCL theo TC ISO 9001:2015 tại CTCPĐầu Tư- Dệt May Thiên An Phát, khóa luận đãđềxuất các giải pháp: hoàn thiện vềCSCL và MTCL, hoàn thiện vềhệthống tài liệu, hoàn thiện các quá trình của hệthống, xây dựng các công cụ đo lường và cải tiến hệthống.

Với những giải pháp này, bằng các nguồn lực hiện có, cộng với sựquyết tâm đồng lòng của Ban lãnhđạo, chắc chắn CTCPĐầu Tư- Dệt May Thiên An Phát sẽ thực hiện được, tạo nền tảng cho việc cải tiến liên tục và không ngừng nâng cao hiệu quảcủa HTQLCL của Công ty, góp phần đảm bảo sựtồn tại và phát triển của Công ty trong môi trường cạnh tranh.

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Kiến nghịvới Công ty Cổphần Đầu tư– Dệt may Thiên An Phát

Qua việc tìm hiểu vềHTQLCL của CTCPĐầu tư– Dệt may Thiên An Phát và một sốtồn tại đã nêu trên, em xinđưa ra một vài kiến nghị đối với HTQLCL của Công ty như sau:

- Soát xét, sửa đổi các thủtục và các văn bàn đã lỗi thời trong hê thống văn bản đểduy trì HTQLCL

- Xây dựng một hệthống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đểkiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo sản phẩm chất lượng và đápứng được yêu cầu của khách hàng.

-Đối với nguyên vật liệu biến động phức tạp, phòng kỹthuật cần có biện pháp nghiên cứu kỹ để đưa ra quy trình công nghệsản xuất hợp lý trước khi sản xuất hàng loạt.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HTQLCL tại các bộphận. - Có chính sách khuyến khích, động viên đối với những nhân viên trực tiếp làm công tác chất lượng đểthu hút và giữchân cán bộcó năng lực.

- Tăng cường kiểm soát, kiểm tra đối với các điểm theo yêu cầu của mọi quá trình.

- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, nâng cao tay nghềcho công nhân và nhân viên văn phòng.

- Phối hợp chặt chẽvới phòng QLCL trong suốt quá trình xây dựng và duy trì hệthống để đảm bảo sựthống nhất, đồng bộtrong toàn hệthống.

3.2.2. Kiến nghịvới nhà nước

Mặc dù ngành Dệt May Việt Nam phát triển sớm, là ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển đó còn thiếu đồng bộ, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, nguồn nguyên liệu phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu, chủ yếu nhập từ thị trường Trung Quốc (nội địa hóa mới chỉ đạt 46%).

Trong quá trình hội nhập, ngoài áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ tăng lên, thì rào cản thuế quanđược dỡ bỏ sẽ đi kèm với sự gia tăng của các rào cản mới, như để hưởng được cácưu đãi mà các hiệp định mang lại, các doanh nghiệp dệt may phải đầu tư lớn về mọi mặt, chủ động nguyên liệu đầu vào, nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, môi trường lao động… Bên cạnh đó, các địa phương hiện nay khôngưu tiên giành quỹ đất để phát triển dệt may do vấn đề ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, việc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp dệt may hiện còn yếu. Do đó, khóa luận đưa ra một sốkiến nghị đối với nhà nước như sau: - Nhà nước nên quy hoạch các khu công nghiệp hoặc các khu kinh tếtrọng điểm của đất nước, trong đó có khu công nghiệp dệt may đểkết nối hạtầng giao thông, tạo sức hút cho các nhà đầu tư và đểvận chuyển hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, chi phí thấp nhất.

- Quan tâm đến việc đầu tư các nhà máy xửlý nước thải đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm môi trường xanh sạch cho người dân và cũng là bảo đảm cho sản phẩm của ta xuất khẩu sang các nước được đón nhận.

- Tăng lương tối thiểu để đểbảo đảm mức sống cho người lao động nhưng cần kéo giãn lộtrình, quan tâm hơn đến“sức khỏe”của doanh nghiệp.

- Nhà nước cầnổn định cơ chếchính sách từthuế, hải quan, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bao hiểm y tếminh bạch, rõ ràng đểdoanh nghiệp yên tâm kinh doanh, không phải lo suốt ngày“đối phó”với những chính sách thay đổi liên tục.

- Song song với việc đẩy mạnh sản xuất nguyên phụliệu trong nước, nhà nước cần đẩy mạnh việc phối hợp với các doanh nghiệp trong khối ASEAN và một số doanh nghiệp trong nước đã chủ động đặt những đơn hàng có tính chiến lược dài hơi đểtạo sự ổn định cho nguồn nguyên phụliệu. 13

- Ngoài ra, nhà nước cần điều tiết chính sách vĩ mô đểtiếp tục có những tính toán, cân đối phù hợp giữa tỷgiá hối đoái của đồng Việt Nam với đồng tiền của các quốc gia đểkhông bịyếu thếtrong xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình, các nghiên cứu liên quan

1. PGS.TS ĐỗThịNgọc (2015), Giáo trình Quản trịchất lượng, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

2. BộCông Thương (2015), Hiện trạng áp dụng hệthống quản lý chất lượng ISO 9001 trong ngành Dệt May Việt Nam.

3. Hệthống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 (2015), Viện năng suất Việt Nam (Vietnam National Productivity Institude).

4. Một sốgiải páp nâng cao hiệu quảáp dụng hệthống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 tại Công ty Cổphần Giày Thượng Đỉnh.

5. PGS.TS ĐỗThịNgọc (2015), Giáo trình Quản trịchất lượng, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

6. TCVN 5201:1994 (ISO 9001 - 1987), Hệchất lượng - Mô hìnhđảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụkỹthuật, Bộ Khoa học Công nghệvà Môi trường.

7. TCVN 5814-1994 - Quản Lý Chất Lượng Và Đảm Bảo Chất Lượng - Thuật NgữVà Định Nghĩa, BộKhoa học và Công nghệ.

8. TCVN ISO 8402 : 1999 (TCVN ISO 8402 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 8402 : 1994), Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữvà định nghĩa, BộKhoa học Công nghệvà Môi trường.

9. TCVN ISO 9000:2000 (ISO 9000 : 2000), Hệthống quản lý chất lượng - Cơ sởvà từvựng, BộKhoa học và Công nghệ.

10. TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000 : 2005) - Hệthống quản lý chất lượng - Cơ sởvà từvựng, Xuất bản lần 3, BộKhoa học và Công nghệ.

11. TCVN ISO 9001 : 2008, Hệthống quản lý chất lượng – Các yêu cầu, BộKhoa học và Công nghệ.

12. TCVN ISO 9001- 2015, Hệthống quản lí chất lượng – Các yêu cầu, Bộ Khoa học và Công nghệ.

13. TCVN ISO 9001:1996 (ISO 9001 : 1994), Hệthống chất lượng - Mô hìnhđảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹthuật, BộKhoa học Công nghệvà Môi trường.

14. TCVN ISO 9001:2000, Hệthống quản lý chất lượng – Các yêu cầu, Bộ Khoa học và Công nghệ.

15. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Hệthống quản lý chất lượng 9001: 2015 (2015), BộKhoa học và Công nghệ.

2. Website:

1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Quản_lý_chất_lượng_toàn_diện

2. http://hanhgia.com/vi/san-pham-dich-vu/31-iso-9000/215-7-nguyen-tac- quan-ly-chat-luong.html

4. http://acsregistrars.vn/to-chuc-quoc-te-ve-tieu-chuan-hoa- iso 5. http://www.quacert.gov.vn/vi/tin-tuc-noi-bat.nd149/tieu-chuan-quoc-te- iso-90012015-va-huong-chuyen-doi-he-thong-quan-ly-chat-luong-theo-tieu- chuan-iso-90012008-sang-iso-90012015.i427.html 6. https://vi.wikipedia.org/wiki/ISO_9001 7. https://vi.wikipedia.org/wiki/ISO_9001 8. http://nscl.vn/hien-trang-ap-dung-he-thong-quan-ly-chat-luong-iso- 9001-trong-nganh-det-may-viet-nam/ 9. http://nscl.vn/hien-trang-ap-dung-iso-9001-tren-the- gioi/ 10. http://cafef.vn/my-roi-tpp-co-lo-cho-det-may- 20161206144033053.chn 11. http://tanchau.com.vn/chitiet-34-Nganh-det-may-5-kien-nghi-de-xuat- len-Thu-tuong-Chinh-phu.html

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ– DỆT MAY THIÊN AN PHÁT (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w